1. Tỷ lệ người mắc ung thư tuỵ có nhiều không?

  • Không
Chính xác

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện thành phố Thủ Đức, TP.HCM, cho biết thống kê của WHO ung thư tụy chỉ đứng thứ 14 về tỷ lệ mắc nhưng lại đứng hàng thứ 7 về tỷ lệ tử vong do ung thư. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư tụy sống được trên 5 năm chỉ chiếm 9,3%.

Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư ác tính được hình thành từ thành phần tế bào của mô tụy, bao gồm tế bào của mô tụy ngoại và nội tiết. Trên 95% ung thư tuyến tụy có nguồn gốc từ mô tụy ngoại tuyến.

Trong ung thư hệ tiêu hóa đây là bệnh có tiên lượng rất xấu. Thời gian sống của bệnh nhân ung thư tụy rất ngắn. Bệnh nhân chỉ kéo dài được vài tháng từ khi phát hiện bệnh.

2. Ung thư tụy có liên quan tới ăn uống không?

  • Không
Chính xác

Bác sĩ Vũ cho biết ung thư tụy có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh trong đó có cả yếu tố di truyền, tính chất gia đình, bệnh lý mạn tính ở tụy, yếu tố môi trường 

Các nghiên cứu cho thấy khoảng 10-15% ung thư tụy có liên quan tới yếu tố di truyền. Các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh xơ nang tụy, viêm tụy mạn tính… làm tăng nguy cơ ung thư tụy hơn. 

Ngoài ra, những người bị thừa cân có khả năng phát triển bệnh ung thư tuyến tụy rất cao, chiếm khoảng 20%. Ăn uống vô độ, tăng cân không kiểm soát, ăn không khoa học kích thích thừa cân, béo phì và bệnh đái tháo đường thì nguy cơ bạn mắc ung thư tụy càng tăng lên. 

3. Dấu hiệu của ung thư tụy?

  • Đau bụng
  • Đau lưng
  • Táo bón
Chính xác

Theo bác sĩ Vũ, ung thư tụy nguy hiểm nhưng dấu hiệu phát hiện rất nghèo nàn. Người bệnh khó phát hiện ở gia đoạn sớm. Nhiều bệnh nhân đến khám vì đau bụng. Đây được xem là dấu hiệu điển hình nhất khi ung thư ở giai đoạn tiến triển. 

Đau bụng thường bắt đầu xuất hiện trước khi phát hiện bệnh vài tháng và tăng dần theo tiến triển của bệnh, nhưng ban đầu thường chỉ đau thoáng qua vùng thượng vị nên dễ nhầm với viêm dạ dày. Một số trường hợp bệnh nhân ung thư tụy  đau bụng một cách dữ dội do u làm tắc ống tụy gây viêm tụy cấp.

Ngoài ra, các dấu hiệu khác như ngứa da, vàng da, đi ngoài phân sống, nặng mùi khi khối u lớn làm tắc ống dẫn mật. Bệnh nhân suy nhược, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy…

4. Mắc ung thư tụy sống được bao lâu?

  • Trên 5 năm
  • Dưới 1 năm
  • Tùy theo giai đoạn của bệnh và thể trạng sức khỏe
Chính xác

Bác sĩ Vũ cho rằng để biết chính xác thời gian sống của bệnh nhân ung thư tụy rất khó. Bệnh nhân sống được bao lâu phụ thuộc vào giai đoạn bệnh được chẩn đoán, phương pháp điều trị, thể trạng của người bệnh. Nếu bệnh nhân sức đề kháng yếu việc điều trị khó khăn hơn.

Hiện nay, tại Mỹ 53% bệnh nhân ung thư tụy phát hiện ở giai đoạn muộn. Tại Việt Nam con số này còn cao hơn rất nhiều. Bệnh nhân thường đã ở giai đoạn trễ nên hiếm khi sống quá 5 năm.

5. Ung thư tụy có nên mổ không?

  • Tuyệt đối không động dao kéo
Chính xác

Theo bác sĩ Vũ, điều trị ung thư tụy có thể phối hợp nhiều biện pháp khác nhau. Bệnh nhân có thể kết hợp xạ trị, hóa trị, phẫu thuật trong đó phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất, có thể giúp trị hết nếu khối u còn nhỏ.

Việc phẫu thuật để cắt bỏ các phần ung thư xâm lấn, giữ lại các phần, bộ phận không bị tế bào ung thư tấn công. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp nào trước, biện pháp nào sau. 

Quá trình chăm sóc giảm nhẹ trong ung thư tụy cũng rất quan trọng. Chăm sóc giảm nhẹ bao gồm điều trị đau, nâng đỡ thể trạng, điều trị tâm lý, xử trí tình trạng nặng khác.

6. Ung thư tụy có phòng tránh được không?

  • Không
Chính xác

Ung thư tụy hoàn toàn có thể phòng tránh được. Loại bỏ các yếu tố tăng nguy cơ ung thư như hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn gây tăng cân, béo phì.

Ngoài ra, bạn nên tạo thói quen quan tâm tới những thay đổi nhỏ nhất của cơ thể và khám sức khỏe tổng quát định kỳ.

Bạn nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, duy trì cơ thể cân đối. Trong ăn uống, lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc thực vật và chứa chất béo lành mạnh như dầu ô-liu, bơ và cá, hạn chế thịt đỏ.