1. Đây là quốc gia nào?

  • Anh
  • Nga
  • Pháp
  • Trung Quốc
Chính xác

Trong giai đoạn 1696 – 1851, chính phủ Anh đã tiến hành đánh thuế với những ngôi nhà có nhiều cửa sổ. Loại thuế cửa sổ này tác động trực tiếp tới sự phát triển ngành kiến trúc thời điểm đó. Ngoài ra, cuộc sống của người dân, đặc biệt là dân nghèo, cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.

2. Lý do quốc gia này đưa ra để đánh “thuế cửa sổ” là gì?

  • Giúp giảm khoảng cách giàu nghèo, mang lại công bằng
  • Giúp giảm sự lãng phí trong xây dựng
  • Giúp tăng độ an toàn cho các công trình
  • Trừng phạt giới quý tộc
Chính xác

Chính phủ Anh cho rằng thuế cửa sổ sẽ giúp giảm khoảng cách giàu nghèo do chủ yếu đánh vào giới giàu có, sống trong những ngôi nhà lớn có nhiều cửa sổ. Theo quy định, những công trình có ít hơn 10 cửa sổ sẽ được miễn thuế hoàn toàn.

Tuy nhiên, tại các thành phố lớn, nhiều dân nghèo sống chen chúc trong chung cư nhiều cửa sổ cũng bị ảnh hưởng. Sau khi phải nộp thêm thuế cho chính phủ, chủ ngôi nhà sẽ tìm cách tăng tiền thuê trọ để bù lại. Ngoài ra, việc sống trong môi trường tối tăm, thiếu ánh sáng cũng khiến người dân đối mặt với nguy cơ mắc các loại bệnh truyền nhiễm.

3. Giới nhà giàu đã lách “thuế cửa sổ” bằng cách nào?

  • Họ xây thêm giếng trời
  • Họ vẫn xây cửa sổ nhưng bịt lại bằng gạch
  • Họ xây cửa rộng hơn
  • Họ tăng số lượng các lỗ thông khí
Chính xác

Giới giàu có vẫn xây dựng các công trình có nhiều cửa sổ, sau đó bịt chúng lại bằng gạch hoặc che bằng rèm. Cách làm này giúp đảm bảo độ thẩm mỹ cho ngôi nhà nhưng không làm tăng lượng ánh sáng tự nhiên. Việc thu thuế cửa sổ dần vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhân dân, bao gồm cả những người nắm giữ vị trí cao trong xã hội.

4. Nhà văn nổi tiếng nào đã giúp chấm dứt loại thuế cửa sổ?

  • Charles Dickens
  • Conan Doyle
  • Philip Larkin
  • Doris Lessing
Chính xác

Charles Dickens là một đại văn hào người Anh. Vì sống trong điều kiện thiếu thốn ngay từ nhỏ, ông thấu hiểu nỗi khổ của những gia đình nghèo khó bấy giờ. Dickens từng viết nhiều tác phẩm về chủ đề này và tiêu biểu là cuốn “Cậu bé Oliver Twist”.

Khoảng năm 1850, Charles Dickens theo đuổi nghề báo và sử dụng danh tiếng của mình để lập ra một tạp chí riêng mang tên Household Words. Cũng từ đây, ông viết các bài luận nhằm chống thuế cửa sổ để bảo vệ người nghèo.

Hành động của ông đã mang lại hiệu quả. Năm 1851, “thuế cửa sổ” bị bãi bỏ sau 156 năm tồn tại. Ngày nay, người ta vẫn nhìn thấy ảnh hưởng của nó trên các ngôi nhà cổ có cửa sổ bị chặn tại Anh Quốc.

5. Ngoài thuế cửa sổ, giới cầm quyền bấy giờ còn duy trì những loại thuế vô lý nào?

  • Thuế lò sưởi và thuế gạch
  • Thuế gạch và thuế cầu thang
  • Thuế cầu thang và thuế lò sưởi
  • Thuế lò sưởi, thuế gạch và thuế cầu thang
Chính xác

Ngoài thuế cửa sổ, chính phủ Anh bấy giờ còn đánh thêm nhiều loại thuế kỳ lạ như thuế lò sưởi và thuế gạch. Thuế lò sưởi khiến dân nghèo chọn sống chen chúc trong các nơi ở chật hẹp, sử dụng các biện pháp sưởi ấm không an toàn.

Về thuế gạch, đây được coi là nguyên nhân xuất hiện các loại gạch quá khổ vẫn còn xuất hiện ở các ngôi nhà cổ tại Anh. Người dân đã nghĩ ra cách đúc gạch kích cỡ lớn nhằm tránh thuế.