Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí, thay thế cho Nghị định 19 vốn gây nhiều tranh cãi khi đưa ra các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, khiến hàng loạt DN kinh doanh gas nhỏ và vừa bức xúc.
Việc gỡ bỏ nhiều quy định bất hợp lý đem lại niềm vui cho hàng ngàn doanh nghiệp. Nó giúp các DN được 'cởi trói' khỏi những điều kiện kinh doanh bắt buộc gây khó khăn trong việc gia nhập và cạnh trạnh trên thị trường.
Điểm nổi bật nhất của Nghị định này là đã đơn giản hóa và bãi bỏ các điều kiện kinh doanh về quy mô tối thiểu, quy định về sở hữu cơ sở vật chất, quy định bắt buộc phải thiết lập hệ thống phân phối; các thủ tục hành chính còn nhiều và rườm rà.
Cụ thể, các điều kiện gây nhiều bức xúc cho doanh nghiệp đã được bãi bỏ, đơn cử như quy định nhà phân phối phải có 100 nghìn bình gas.
Nghị định nêu rõ, điều kiện đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí gồm: Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật; có bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn hoặc có chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường hoặc có hợp đồng thuê bồn, thuê chai LPG; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Nghị định mới có hiệu lực thi hành từ 1/8/2018.
Nghị định 87 đã đơn giản hóa và bãi bỏ các điều kiện kinh doanh gas trước đây |
Trước đây, Nghị định 19 về kinh doanh khí đã đề ra những điều kiện quá cao, khiến nhiều DN nhỏ và vừa bị loại khỏi cuộc chơi nên đã phản ứng dữ dội. Chẳng hạn, yêu cầu DN có các bồn chứa với tổng sức chứa tối thiểu 300m3, có 100.000 bình LPG các loại (không tính chai LPG mini),...
Theo Nghị định này, điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí gồm: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; cơ sở sản xuất, chế biến khí được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng; dây chuyền, máy, thiết bị đã được kiểm định theo quy định; có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 1 năm của thương nhân, tổ chức có phòng thử nghiệm đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí hóa lỏng (LNG) ngoài các điều kiện quy định nêu trên phải có hệ thống bơm, nạp LNG để vận chuyển hoặc có hệ thống thiết bị phục vụ hoạt động hoá khí cung cấp cho khách hàng. Đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí thiên nhiên nén (CNG) ngoài các điều kiện nêu trên phải có trạm nén khí CNG.
Nghị định quy định điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ LPG chai như sau: Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật; có hợp đồng tối thiểu 1 năm bán LPG chai với thương nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp cửa hàng trực thuộc của thương nhân; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Đối với việc pha chế khí, theo Nghị định, thương nhân sản xuất, chế biến khí và thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí được thực hiện pha chế khí tại cơ sở sản xuất, chế biến hoặc kho chứa khí của thương nhân.
Thương nhân pha chế khí phải có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 1 năm với tổ chức đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Thương nhân thực hiện pha chế khí phải đăng ký cơ sở pha chế với Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nghị định nêu rõ, các thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện có thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động đến hết thời hạn của Giấy chứng nhận.
Các cơ sở kinh doanh khí đã tồn tại trước ngày Nghị định này có hiệu lực, chưa đáp ứng khoảng cách an toàn về bố trí bồn chứa, khu vực nạp, sau 3 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Hà Duy
Chủ tịch huyện tiết lộ nhà đại gia trên núi có 500 tỷ đồng
Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My tiết lộ, hiện có khoảng trên 50 hộ đồng bào dân tộc miền núi có tài sản từ 20 tỷ cho đến trên 500 tỷ nhờ trồng sâm Ngọc Linh.
Khối tài sản vô đối của Toàn đôla đại gia Phú Thọ
Với việc sở hữu hàng trăm cây cảnh quý hiếm giá trị đến hàng chục triệu USD, vườn cây của anh Phan Văn Toàn ở Phú Thọ được các tổ chức trong nước công nhận là vườn cây cảnh di sản đầu tiên tại Việt Nam.
Hổ mang bạch tạng dài 2 mét, giá 200 triệu hiếm nhất Việt Nam
Ở nước ta trước đây từng có con hổ mang chúa nặng 26kg, dài hơn 4m, 20 năm tuổi. Mới đây, một "cao thủ" bẫy rắn miền Tây bắt được một con rắn hổ mang dài gần 2m toàn thân có màu trắng muốt.
Tiếp viên hàng không buôn lậu hàng chục con rùa trị giá gần 1 tỷ
Một tiếp viên hàng không Trung Quốc đang phải đối diện với mức án 5 năm tù giam khi bị hải quan Mỹ bắt giữ vì buôn lậu hàng chục con rùa trị giá 40.000 USD (gần 1 tỷ đồng).
Lời khai chấn động: 'Chuyện bịa đặt' khiến loạt sếp lớn bị khởi tố, bắt giam
Những lời khai bị coi là “chuyện bịa đặt” của nữ tướng Oceanbank trước tòa đã khiến hàng loạt sếp lớn ngành dầu khí bị khởi tố, bắt giam.