Bởi trong hoạt động hàng ngày, thủ tục hành chính không chỉ là công cụ để cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý mà còn được xác định là cầu nối chuyển tải các quy định, chính sách của Nhà nước vào cuộc sống, bảo đảm thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Chính vì vậy, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính với nhiều cách làm hay và hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người dân, doanh nghiệp.

Việt Nam đã xác định, cải cách hành chính là một trong ba khâu đột phá nhằm phát triển đất nước. Trên tinh thần đó, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 được Chính phủ ban hành là một trong những giải pháp tổng thể, toàn diện để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020.

Trong Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III, tại phần Những chính sách mới liên quan đến bảo đảm quyền con người đã viết rất rõ: “Chính phủ kiến tạo” phục vụ nhân dân được thể hiện nhất quán trong nhiều chiến lược, kế hoạch, đề án của Chính phủ Việt Nam từ năm 2016 đến nay.

{keywords}
Đoàn công tác của Sở Tư pháp kiểm tra việc niêm yết công khai TTHC tại trụ sở UBND TP.Quảng Ngãi.

Việt Nam cũng đã loan tải và nhấn mạnh thông điệp xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, vì dân và doanh nghiệp. 

Mục tiêu của Chính phủ kiến tạo là Chính phủ chủ động hơn trong xây dựng thể chế, pháp luật chứ không chỉ điều hành trên những gì pháp luật có sẵn. Bởi vậy, hành động trước hết khi xây dựng Chính phủ kiến tạo là phải tập trung hoàn thiện thể chế; rà soát toàn bộ cơ chế chính sách, hành lang pháp lý theo hướng cắt giảm rào cản, tháo gỡ khó khăn cho người dân, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đi kèm với đó, Chính phủ đã có hàng loạt các giải pháp đột phá nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách tư duy, cách thức làm việc trong các bộ, ngành, làm nên một năm 2020 đặc biệt, tạo nền tảng và niềm tin để cả nước bước vào chặng đường tiếp theo.

Kể từ thời điểm đó, tại các phiên họp Chính phủ luôn đặt nhiệm vụ xây dựng thể chế lên đầu tiên, rồi mới bàn các vấn đề kinh tế - xã hội. Cùng với đó, Chính phủ kiến tạo phải chuyển mạnh hơn từ quản lý sang phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Tiêu biểu là Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2026 - 2020 với một trong những nội dung trọng tâm là nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và dịch vụ công.

Về kết quả cải cách thủ tục hành chính, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ chia sẻ tại Hội thảo khoa học “Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng giai đoạn 2021 - 2030” như sau: cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020 đã thu được nhiều kết quả, thể hiện qua các con số, đặc biệt là về tổ chức bộ máy tinh gọn, tinh giản biên chế, hệ thống pháp luật được đồng bộ hơn, tạo sức mạnh và điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.

Việc thực thi đơn giản hóa thủ tục hành chính từ năm 2011 đến nay đã được các ngành, các cấp tích cực thực hiện. Tính đến hết tháng 12/2016, đã đơn giản hóa 4.527/4.723 thủ tục hành chính do Chính phủ phê duyệt tại 25 Nghị quyết chuyên đề, đạt 95,8%... Bên cạnh đó, Chính phủ triển khai hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp thông qua. Cổng thông tin điện tử Chính phủ, xây dựng và công bố công khai hàng năm Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan Nhà nước và chỉ số hài lòng. Của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

Qua 10 năm triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa liên thông và quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính đã đạt nhiều kết quả thiết thực. Việc kiểm soát quy định về thủ tục hành chính ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng thể chế. Những kết quả này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong các bảng xếp hạng thế giới.

Từ những kết quả ghi nhận trên cho thấy, nhiệm vụ xây dựng thể chế, đổi mới tư duy về quản trị, cải cách bộ máy đã được đưa lên đầu tiên và chuyển từ quản lý sang phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Bước sang giai đoạn tới, tinh thần chung là chính phủ sẽ tiếp tục quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính theo tinh thần chính phủ kiến tạo để tiếp tục phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Kiều Nga