Điều này được ông Bình nhấn mạnh tại buổi công bố và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho Trường CĐ Công nghiệp Bắc Ninh mới đây.

{keywords}
Đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh. Ảnh: Thanh Hùng

TS Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra những yêu cầu quan trọng về phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp cả số lượng, chất lượng, quy mô, cơ cấu, đáp ứng nhu cầu nhân lực cao cho xã hội.

Trong quá trình phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp, ông Bình đặc biệt lưu ý tới giải pháp rất quan trọng là phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng (bao gồm cả đảm bảo chất lượng trong và đảm bảo chất lượng ngoài), trong đó, có sự đánh giá của doanh nghiệp, của học viên sau khi tốt nghiệp, của cơ quan quản lý nhà nước và sự phản biện của xã hội.

{keywords}
Học viên được vừa học vừa thực hành, thực tập, thậm chí được trả lương tại xưởng thực hiện một công đoạn chế tạo linh kiện sản phẩm đặt ngay tại trường với trang thiết bị do doanh nghiệp đầu tư. Đây là một trong những kết quả của sự kết nối, phối hợp giữa Trường Cao đẳng Bắc Ninh và doanh nghiệp trong việc đào tạo. Ảnh: Thanh Hùng 

Nhấn mạnh rằng, đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của Trường CĐ Công nghiệp Bắc Ninh, tuy nhiên theo ông Bình đây cũng chỉ là điều kiện sàn để trở thành cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao.

“Đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới chỉ là điều kiện sàn. Nhưng muốn vươn tới trường nghề chất lượng cao phải hiện đại hóa hệ thống quản trị, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng hệ thống thực hành, thực tập hiện đại,…”, ông Bình nói.

{keywords}

Sau khi tốt nghiệp năm ngoái, Phạm Đức Nho (sinh năm 2001, cựu sinh viên Khoa Cắt gọt kim loại khóa 35 của Trường CĐ Công nghiệp Bắc Ninh) quyết định làm việc ngay tại xưởng thực hành của trường. Nho cho hay, những máy móc mà xưởng của trường hiện được trang bị như ở doanh nghiệp và xưởng cũng phụ trách một công đoạn sản xuất sản phẩm cho doanh nghiệp. Với việc phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp, em đăng ký làm việc luôn tại đây sau quá trình thực tập với mức lương 8 triệu đồng- mức lương ngang bằng nếu em làm tại doanh nghiệp.

Do đó, ngoài vinh dự, ông Bình cho rằng, không chỉ riêng Trường CĐ Công nghiệp Bắc Ninh mà các cơ sở khác sau khi đạt tiêu chuẩn kiểm định vẫn cần tiếp tục nỗ lực cố gắng để duy trì chất lượng.

“Bắt đầu từ năm 2021, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tiến hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các tổ chức kiểm định và việc đảm bảo tuân thủ duy trì chất lượng của các trường sau khi đạt chuẩn. Đạt được chuẩn rồi, nhưng duy trì nó như thế nào?”, ông Bình nói.

{keywords}
Hiện xưởng thực hành này (mô hình đào tạo kết hợp giữa Trường ĐH Công nghiệp Bắc Ninh và doanh nghiệp) vẫn thường xuyên đón các lứa học viên đến học tập, thực hành. 

Ông Bình khẳng định, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng có quyền yêu cầu thu hồi chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục, thậm chí yêu cầu đình chỉ cả các tổ chức kiểm định nếu không kịp thời phát hiện các vấn đề và đảm bảo chất lượng trong vòng 5 năm.

“Như vậy, sắp tới, nhà trường phải duy trì việc này và phải phát triển. Đây là 2 nhiệm vụ thường xuyên, không có điểm dừng, luôn luôn cải thiện mình để hướng đến là cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao”.

Thanh Hùng

Yêu cầu Bộ GD-ĐT cho trường nghề dạy chương trình giáo dục thường xuyên

Yêu cầu Bộ GD-ĐT cho trường nghề dạy chương trình giáo dục thường xuyên

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ GD-ĐT về việc giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.