Một Tướng Nga thừa nhận rằng các sĩ quan phản gián đã đóng vai trò then chốt trong chế tạo vũ khí tên lửa tại Liên Xô khi qua mặt Mỹ, Anh trong cuộc đấu trí tài tình năm 1945.
Chính phủ đóng cửa, quân đội Mỹ vẫn tiếp tục "theo dõi" ông già Noel
Ông Trump ép bộ trưởng quốc phòng từ chức sớm
Hãng TASS mới đây dẫn lời Thượng Tướng Nikolai Yuryev, người đứng đầu bộ phận phản gián thuộc Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết thông tin trên.
Nhà khoa học Helmut Grottrup. Ảnh: wiki |
Theo Tướng Nikolai Yuryev, tháng 4/1945, các sĩ quan phản gián Liên Xô nhận ra rằng tình báo Anh và Mỹ đã thể hiện quan tâm đặc biệt về “siêu vũ khí” của phát xít Đức. Theo đó, phía Mỹ đã phát hiện một nhóm nhiều nhà khoa học Đức trong lĩnh vực tên lửa và chuẩn bị đưa họ tới "xứ cờ hoa".
Trong nhóm này có ông Helmut Grottrup là chuyên gia về hệ thống kiểm soát tên lửa. Do vậy, các thành viên bộ phận Smersh (phản gián quân sự) của Liên Xô đã đến thuyết phục vợ của ông Helmut Grottrup – vốn là người phản đối phát xít- để cặp đôi này không đồng ý tới Mỹ.
Sau đó, nhà khoa học Helmut Grottrup đã chấp thuận và phối hợp với các chuyên gia Liên Xô tại Viện Rabe ở Nordhousen (Đức) để phân tích các thông tin về chương trình tên lửa của phát xít.
Với sự hỗ trợ của Helmut Grottrup, hơn 150 chuyên gia khác của Đức cũng tham gia vào công việc tại Viện Rabe. Đến tháng 7/1946, các sĩ quan phản gián Liên Xô còn lật tẩy âm mưu của Anh muốn kéo ông Helmut Grottrup về quốc gia này.
Đến tháng 10/1946, các công việc cơ bản tại Nordhousen được hoàn thành với một một lượng lớn các bộ phận tên lửa. Ngoài ra, 196 chuyên gia tên lửa Đức cùng gia đình họ đã chuyển đến sống tại Liên Xô.
Sau đó ông Helmut Grottrup còn tham gia dự án đưa các hệ thống tên lửa vào sản xuất hàng loạt tại Liên Xô.
Báo Tin tức
Sóng thần Indonesia: Số người thương vong tăng vọt
Nhà chức trách Indonesia thông báo, sóng thần ập đến trong đêm khiến hơn 600 người thương vong và gây tổn thất về vật chất nghiêm trọng.
Bị Mỹ "cấm cửa" vĩnh viễn vì khai nhầm là khủng bố
Một người đàn ông Scotland đã tự đẩy mình vào rắc rối lớn khi vô tình khai nhầm bản thân là khủng bố trên mẫu đơn trực tuyến xin cấp visa Mỹ.
Thú nhận cay đắng của Thủ tướng Pháp
Thủ tướng Pháp cay đắng thừa nhận, chính phủ nước này đã phạm sai lầm khi đối phó với các cuộc biểu tình rầm rộ của phong trào Áo vàng.