Lâu nay, chim vẫn bị coi là mối đe dọa đối với các máy bay dân sự và quân sự. Các sự cố va chạm, hay còn gọi là những vụ "chim tấn công" có thể gây tổn thất nghiêm trọng, lên tới hàng triệu USD cho các hãng hàng không dân dụng và lực lượng không quân thế giới mỗi năm.

{keywords}
Một siêu tiêm kích tàng hình F-35 của quân đội Mỹ. Ảnh: BI 

Hãng thông tấn Sputnik dẫn một tuyên bố mới của quân đội Mỹ cho hay, tuần trước, một chiếc F-35B thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ nước này đang lăn bánh trên đường băng để chuẩn bị rời khỏi khỏi căn cứ Iwakuni ở Nhật thì bị chim tấn công. Sự cố khiến siêu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 của quân đội Mỹ buộc phải hủy cất cánh. May mắn, không có ai bị thương tích gì trong vụ việc này.

Nhà chức trách Mỹ hiện đang điều tra nguyên nhân sự cố và đánh giá tổn thất do nó gây ra. Tuy nhiên, theo Thiếu tá Eric Flanagan, phát ngôn viên của đơn vị máy bay lính thủy đánh bộ số 1 Mỹ, thiệt hại ban đầu do vụ chim tấn công siêu tiêm kích này ước tính ít nhất 2 triệu USD.

{keywords}
Xác chim đại bàng bị mắc kẹt dưới thân tiêm kích F-16 sau vụ va chạm hồi tháng 4/2019. Ảnh: Sputnik

Tháng trước, một tiêm kích F-16 Fighting Eagle của Mỹ cũng va phải một con chim đại bàng trong lúc hạ cánh ở căn cứ không quân Holloman tại bang New Mexico. Các hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội sau đó cho thấy xác con chim bị mắc kẹt phía dưới thân chiến đấu cơ.

Hồi tháng 3 năm nay, chim cũng từng gây họa cho một chiếc máy bay vận tải quân sự Boeing C-17 Globemaster III của Mỹ tại triển lãm hàng không quốc tế Melbourne, Australia. Các nhân chứng cho hay, lửa đã bùng phát sau khi một con chim lớn lao thẳng vào động cơ bên phải của máy bay. Sự cố đã buộc chiếc Globemaster III phải mất toàn bộ thời gian còn lại của triển lãm để sửa chữa hư hại. Chi phí cho quá trình này không được tiết lộ.

Tuấn Anh