{keywords}
 

Nhiều người phương Tây không biết Trung Quốc thực sự đang vạch ra một lộ trình để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo, và rằng một loạt công ty AI của Trung Quốc đã trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật ở Mỹ, Trung Quốc và phần còn lại của thế giới.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi trí tuệ nhân tạo là ưu tiên chiến lược và đang thúc đẩy ngành công nghệ xác định các tiêu chuẩn và quy chuẩn cho các hoạt động trí tuệ nhân tạo toàn cầu.

Trong một toà nhà nhìn ra một ngã tư đông đúc ở thủ đô Bắc Kinh, Ji Rong Wen – một nhà khoa học tuổi trung niên với cặp kính gọng mỏng và mái tóc đen rũ xuống đang hào hứng mô tả một dự án có thể thúc đẩy một trong những lĩnh vực nóng nhất của trí tuệ nhân tạo.

Wen là lãnh đạo một nhóm nghiên cứu tại Học viện Trí tuệ nhân tạo Bắc Kinh (BAAI). Cơ sở này đang thử nghiệm một thuật toán ngôn ngữ mới mạnh mẽ. “Đây là một dự án lớn”, Wired dẫn lời ông Wen nói. “Cần rất nhiều cơ sở hạ tầng máy tính và tiền bạc”.

Wen là giáo sư tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh. Ông được tuyển dụng để làm việc bán thời gian tại BAAI với hy vọng sẽ tạo ra một thuật toán thông minh hơn cả GPT-3 (một chương trình được các nhà nghiên cứu tại OpenAI tiết lộ vào tháng 6 năm ngoái, có thể tiếp nhận một lượng lớn từ và tạo ra những ngôn ngữ mạch lạc, tự do).

Giáo sư này định kết hợp máy học (chương trình máy tính có khả năng học hỏi về cách hoàn thành các nhiệm vụ) với các cơ sở dữ liệu về thực tế và cung cấp thêm các hình ảnh, video thuật toán cũng như văn bản với hy vọng tạo ra sự hiểu biết phong phú hơn về thế giới vật chất.

Mô hình ngôn ngữ của Giáo sư Wen là một trong những dự án của BAAI nhằm hướng đến những tiến bộ cơ bản trong trí tuệ nhân tạo, phản ánh kỷ nguyên mới cho công nghệ Trung Quốc. Một số đột phá ở BAAI có thể đem lại lợi ích trực tiếp cho Chính phủ Trung Quốc.

Ông Wen nói, hệ thống ngôn ngữ của ông có thể đóng một vai trò như trợ lý thông minh, giúp người dân thực hiện các thủ tục trực tuyến như xin thị thực, giấy phép lái xe hay giấy phép kinh doanh… mà không cần tốn nhiều ngày để điền vào các loại giấy tờ và chờ đợi.

Chính phủ Trung Quốc đã thể hiện rõ tham vọng về AI trong một kế hoạch sâu rộng mang tên Kế hoạch phát triển Trí tuệ nhân tạo được Quốc hội nước này công bố vào năm 2017.

Kế hoạch này đặt ra cho các nhà nghiên cứu AI mục tiêu đạt được những đột phá cơ bản vào năm 2025 và kêu gọi Trung Quốc trở thành trung tâm đổi mới đầu tiên của thế giới vào năm 2030. Chiến lược này là một phần của kế hoạch lớn hơn là “Made in China 2025” và nó cũng sẽ liên kết với Con đường Tơ lụa (kỹ thuật số) mới.

Trung Quốc đang trên đường trở thành siêu cường toàn cầu đầu tiên về trí tuệ nhân tạo. Theo nhận xét của các chuyên gia, có ba yếu tố chính đằng sau sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Đó là, Trung Quốc có thị trường nội địa rộng lớn. Dân số 1,4 tỷ người tiêu dùng của nước này là thị trường nội địa lớn nhất thế giới. Có nhiều ứng dụng AI tiềm năng cho thị trường này, vì thế Trung Quốc là mảnh đất màu mỡ để các công ty AI phát triển.

Trí tuệ nhân tạo là ưu tiên hàng đầu của giới lãnh đạo nước này và chính phủ Trung Quốc đã nêu rõ sứ mệnh về AI. Chính phủ và các khu vực kinh doanh ở Trung Quốc hiểu rõ rằng AI đang cách mạng hoá hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống của người tiêu dùng và đã đưa ra các chỉ dẫn chiến lược mạnh mẽ cho các công ty công nghệ AI.

Ngoài ra, Trung Quốc còn bảo vệ thị trường trong nước rất quyết liệt. Nước này chặn những tay chơi AI lớn như Google và Facebook. Việc này hầu như loại bỏ sự cạnh tranh của các công ty phương Tây nên các công ty công nghệ trong nước có thể phát triển mạnh mẽ.

Gần đây nhất, Trung Quốc đã áp đặt hạn chế đối với xuất khẩu một số công nghệ AI mang tính sáng tạo nhằm mục đích bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia.

Một số công ty AI lớn nhất của Trung Quốc như Baidu, Alibaba, Tencent, ByteDance đang dẫn đầu trong thế giới công nghệ phát triển. “Những người khổng lồ” trên đang tích hợp AI vào cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc và hơn thế nữa.

Baidu là một trong những công ty AI và Internet lớn nhất thế giới. Một trong những sản phẩm đồ sộ nhất của họ là công cụ tìm kiếm. Hơn 70% các yêu cầu tìm kiếm của Trung Quốc đi qua công cụ này. DuerOS, nền tảng AI đàm thoại của Baidu, có thể bổ sung trí thông minh kỹ thuật số vào một loại thiết bị gia dụng như loa thông minh hay tủ lạnh.

ByteDance, với sản phẩm con cưng Tik Tok, hiện được định giá lên tới 180 tỷ USD và được coi là một trong những kỳ lân có giá nhất (các công ty khởi nghiệp được định giá hơn 1 tỷ USD) trong thế giới công nghệ.

Một số nhà quan sát nhận định, trong tương lai gần, các công ty công nghệ phương Tây sẽ phải tìm tới Trung Quốc nếu muốn đổi mới kỹ thuật số và đột phá về AI.

Hoài Linh

Lầu Năm Góc phát triển AI có thể dự đoán sự kiện xung đột "sớm vài ngày"

Lầu Năm Góc phát triển AI có thể dự đoán sự kiện xung đột "sớm vài ngày"

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp quân đội Mỹ đưa ra các quyết định chủ động trước các vấn đề.