Tỷ phú vừa giành lại ngôi vị giàu nhất thế giới Elon Musk vừa cho biết, ông để ngỏ ý tưởng mua lại Silicon Valley (SVB) sau khi ngân hàng hàng đầu ở ở thung lũng Silicon chính thức sụp đổ hôm 10/3.

Trên Twitter, trả lời bình luận của một CEO trong ngành công nghiệp game, tỷ phú Elon Musk cho biết ông để ngỏ ý tưởng mua lại ngân hàng này (I’m open to the idea). Nhiều người dùng Twitter ủng hộ ông Musk và cho rằng đây là cơ hội Twitter có thể mua SVB sau đó đưa ngân hàng này trở thành một ngân hàng kỹ thuật số.

Hàng chục nghìn bình luận và phản hồi tích cực cho câu trả lời của Elon Musk.

Tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk lên tiếng và để ngỏ khả năng mua lại ngân hàng hàng đầu ở ở thung lũng Silicon. (Ảnh: CNN)

Nhiều người cũng nghĩ rằng, tỷ phú Elon Musk có thể bán thêm cổ phiếu Tesla trị giá 20 tỷ USD để thực hiện việc mua SVB.

Trước đó, Elon Musk từng bán cổ phiếu Testa để mua Twitter. Trong năm 2022, Elon Musk đã thực hiện một loạt đợt bán cổ phiếu Tesla để thu về hàng chục tỷ USD cho thương vụ mua lại Twitter.

Elon Musk chưa trả lời câu hỏi của báo chí về khả năng này. Tuy nhiên, những tuyên bố của ông chủ Tesla luôn làm cho giới đầu tư quan tâm.

Silicon Valley Bank (SVB) bị buộc phải dừng hoạt động vào rạng sáng ngày 11/3 và trở thành ngân hàng lớn nhất đóng cửa kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Giới đầu tư lo ngại một cuộc khủng hoảng giống như sau vụ Lehman Brothers.

Trước đó, hôm 10/3, giới chức California đã đóng cửa SVB và giao lại cho Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) quản lý. FDIC sẽ thanh lý tài sản ngân hàng để trả cho những người gửi tiền và chủ nợ của SVB.

Silicon Valley Bank (SVB) bị buộc phải dừng hoạt động vào rạng sáng ngày 11/3 và trở thành vụ phá sản lớn chưa từng có từ 2008. (Ảnh: SBV)

FDIC cho biết những người có bảo hiểm về tiền gửi sẽ được tiếp cận tới khoản tiền gửi của họ chậm nhất là vào sáng thứ Hai (13/3). Còn với những người gửi tiền không có bảo hiểm, họ sẽ được trả một khoản “cổ tức tạm ứng trong tuần tới”.

Như vậy, nhà băng quản lý cả trăm tỷ USD đã chính thức sụp đổ và cơ quan quản lý tịch thu tài sản để chuẩn bị thanh lý.

Đây là vụ sụp đổ lớn nhất trong ngành ngân hàng kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008 và lớn thứ hai trong lịch sử sau vụ Lehman Brothers.

Diễn biến này đang gây áp lực lên thị trường tài chính Mỹ. Giới đầu tư lo ngại nhiều ngân hàng cũng chứng kiến danh mục đầu tư trái phiếu thua lỗ nặng.

Cổ phiếu SVB Financial Group - công ty mẹ của Silicon Valley Bank (SVB) tiếp tục lao dốc trong ngày 10/3. 

Trong phiên ngày 9/3, cổ phiếu SVB đã bất ngờ giảm 60%. Vốn hóa của SBV tụt giả từ 16,8 tỷ USD sau một  ngày xuống còn 6,3 tỷ USD.

Cổ phiếu này sau đó tiếp tục bị bán tháo và bị tạm dừng giao dịch. Hoạt động bán mạnh đã khiến cổ phiếu một số ngân hàng khác như First Republic, PacWest Bancorp và Signature Bank cũng bị tạm dừng giao dịch.

Sự việc tồi tệ bắt đầu diễn ra vào hôm 8/3 sau khi SBV thông báo sẽ bán tháo một loạt chứng khoán và phải huy động vốn 2,25 tỷ USD để củng cố bảng cân đối kế toán. Ngân hàng này buộc phải thanh lý danh mục trái phiếu sẵn sàng để bán với khoản lỗ 1,8 tỷ USD. Hoạt động rút tiền đã diễn ra ồ ạt tại SVB.

Bên cạnh đó, thông tin nhà cho vay tập trung vào lĩnh vực tiền số - Silvergate sụp đổ đã tạo ra làn sóng rút tiền khác.

SVB được biết đến là một trong những ngân hàng lâu đời và lớn mạnh nhất tại Thung lũng Silicon. Ngân hàng này quản lý phần lớn tiền gửi ở trung tâm công nghệ Mỹ.

Silicon Valley Bank sụp đổ, lo ngại Lehman Brothers thứ 2?Silicon Valley Bank (SVB) bị buộc phải dừng hoạt động vào rạng sáng 11/3 và trở thành ngân hàng lớn nhất đóng cửa kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Giới đầu tư lo ngại liệu có một cuộc khủng hoảng giống như sau vụ Lehman Brothers?