Các nhóm thương mại như thế này, nơi các thành viên đến từ cùng một ngôi trường, rất phổ biến ở Philippines. Nó được xây dựng như một phương tiện để các sinh viên trao đổi những mặt hàng với nhau.
Trong đó, người mua sẽ dễ dàng tìm thấy sách giáo khoa cũ, áo khoác phòng thí nghiệm và quần áo đã qua sử dụng…
Tuy nhiên, trong các tổ chức cao cấp hơn, họ còn có thể mua được hòn đảo như Sy đã phát hiện, bất động sản hoặc đồ hàng hiệu, theo VICE.
“Một số người sẽ bán các tòa nhà với giá hàng trăm triệu peso. Tôi nhớ đã nhìn thấy một chiếc trực thăng đã qua sử dụng với giá 30 triệu peso (573.300 USD)”, Andrea Atienza (25 tuổi), nói với VICE về loại bài đăng mà cô thấy trong nhóm thương mại ở trường đại học của mình.
Kio Llovares (22 tuổi) thích thú trước những bài rao bán ngôi biệt thự bỏ hoang nằm bên bờ biển và sân bay trực thăng từ 8 đến 9 chữ số.
Còn với Krista, thành viên của nhóm Llovares, cô không thấy xa lạ khi ai đó trong group tranh luận để mua được một khu nghỉ dưỡng sang trọng và các bất động sản khác.
“Tôi đã từng thấy một miếng đất trị giá 200 triệu peso (3,8 triệu USD) hoặc phiếu giảm giá vài đêm ở Amanpulo”, Krista cho biết.
Nếu tìm kiếm nhanh từ khóa "đảo" trong một nhóm bất kỳ, kết quả sẽ hiển thị ít nhất 3 danh sách bất động sản trên bãi biển hoặc đảo tư nhân.
Ngoài ra, siêu xe, máy móc, nhà xưởng, đồng hồ Rolex, đồ trang sức gia truyền, quần áo thiết kế, vé xem hòa nhạc của Paramore cũng là những mặt hàng phổ biến trong các nhóm buôn bán của sinh viên nhà giàu.
Những món hàng xa xỉ dễ dàng được tìm thấy trong các nhóm mua bán trên mạng. Ảnh: Cristiano Burani. |
Danh sách vô lý không chỉ giới hạn ở những thứ xa xỉ thông thường. Christine Saavedra (28 tuổi) cho hay thứ kỳ lạ nhất mà cô từng thấy được rao bán là một tảng đá không gian.
“Ai đó đăng bán một thiên thạch. Tuy nhiên, nó nhanh chóng bị xóa sau khi quản trị viên phát hiện người đăng không phải người trong trường”, cô nói.
Đa số các nhóm này được tạo ra bởi sinh viên và không có liên kết chính thức với bất kỳ trường đại học nào. Các doanh nhân đã tận dụng ý tưởng này để tạo ra thị trường riêng biệt - nơi họ nghĩ có nhiều sức mua hơn.
“Tôi cho rằng họ có khả năng mua các sản phẩm của tôi”, một người bán nói.
Tuy nhiên, điều này khiến nhiều người trẻ như Sy đặt nghi vấn về mức độ hiệu quả của chiến thuật tiếp thị này.
“Tôi chỉ thấy điều đó thật kỳ quặc. Đối tượng mà họ phục vụ là sinh viên, những người không có nhiều tiền lắm và đang sử dụng ngân sách của cha mẹ”, Sy nói thêm.
Trong khi đó, những người khác lại coi các bài đăng này là một cách để thể hiện sự giàu có của mình.
“Theo tôi, các áp phích chỉ đang cố đánh bóng hình ảnh cá nhân chứ không thực sự muốn buôn bán. Một sinh viên đại học hoặc người đã từng học ở đây có thể trở thành đối tượng mục tiêu cho những thứ này”, Jadrin Edison Jetha (24 tuổi) chia sẻ.
Cả Atienza và Saavedra đều là quản trị viên của cùng một nhóm thương mại dành cho sinh viên của trường đại học hàng đầu Philippines. Saavedra thấy khó chịu mỗi khi thấy bài đăng của ai đó ngầm ý khoe của cải.
Cô nhớ lại một thành viên trong nhóm đã rao bán một chiếc túi Chanel trị giá 100.000 peso (1.910 USD) với nguyên nhân là “mua do bốc đồng”. Một bài đăng tương tự khác còn ghi là họ “vô tình mua 2 chiếc”.
Theo Zing