Những áo phao do người tỵ nạn vứt lại sau khi lên bờ đã tạo thành ‘ngọn núi’ cao 5m, phủ rộng 40.000m2 trên bãi biển gần làng Molyvos, đảo Lesbos, Hy Lạp.

Theo mạng Quang Minh, từ năm ngoái đến nay, nhiều người tỵ nạn châu Á, châu Phi đã tìm đến châu Âu bằng cách đi thuyền đến đảo Lesbos (Hy Lạp). Thắng cảnh du lịch nổi tiếng của Hy Lạp này đang trở thành một bãi rác khổng lồ, do người tỵ nạn vứt bỏ lại một số lượng lớn áo phao.

{keywords}
{keywords}

So với cùng thời kỳ năm ngoái, số người tỵ nạn đến Hy Lạp hiện nay nhiều gấp 35 lần mà vẫn không có dấu hiệu giảm bớt. Số liệu của Cơ quan Di trú Liên Hợp Quốc cho thấy, tháng 1/2016 đã có hơn 58 nghìn người tỵ nạn vào châu Âu qua ngả Hy Lạp, bình quân 2.000 người/ngày.

Cơ quan trên cũng cảnh báo, số người chết trên đường từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Hy Lạp đang tăng đột biến. Trong 4 tuần đầu năm 2016 đã có 218 người bị chết đuối, cao gấp 3 lần số nạn nhân trong 8 tháng đầu năm 2015.

Theo cơ quan trên, từ đầu năm tới ngày 2/2 đã có 62.397 người tỵ nạn vào châu Âu, trong đó 58% là người Syria, 20% là người Afghanistan, 9% người Iraq… Bất chấp trời giá rét, trong tháng 1/2016, bình quân mỗi ngày có 2.000 người xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ đổ bộ lên bãi biển Hy Lạp.

Ngô Tuyết

Thương tâm trẻ tỵ nạn chết đuối ngoài biển

Ít nhất 22 người tỵ nạn, trong đó có hơn mười trẻ em, đã thiệt mạng trong hai vụ chìm tàu đêm 29/10 trên vùng biển Aegean giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.

Những đề xuất hào phóng cho người tỵ nạn

Thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư lớn chưa từng có kể từ cuối Thế chiến II, khi hàng triệu người đang cố chạy trốn khỏi Syria.

Người tỵ nạn mang những gì trong hành trang?

Nhiều người tị nạn chỉ mang theo một túi đồ nhỏ với những vật dụng thiết yếu, có thể giúp họ sinh tồn trên hành trình khắc nghiệt.