Theo đó, chỉ thị nêu ra, trong những năm qua SXNN ứng dụng CNC đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện bước đầu có hiệu quả. Nhận thức của các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã, tổ chức, cá nhân về nông nghiệp ứng dụng CNC được nâng lên.
Nhiều cơ chế chính sách mới được ban hành, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, ứng dụng CNC vào một số khâu của sản xuất như ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, nhà lưới, nhà kính, sử dụng một số giống cây trồng nuôi cấy mô, ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi.
Tiếp tục ứng dụng mạnh hơn khoa học, công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến; gắn với việc hoàn thiện mối quan hệ phân phối lợi ích để phát triển sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản ứng dụng CNC theo hướng nâng cao chuỗi giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Vùng chè Mộc Châu, Sơn La |
Giải quyết khó khăn, hạn chế
Chỉ thị cũng chỉ ra, bên cạnh những kết quả đạt được, nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh còn có nhiều khó khăn, hạn chế như: Chưa có sản phẩm nông nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận là sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC; chưa có doanh nghiệp, Hợp tác xã được công nhận là tổ chức nông nghiệp ứng dụng CNC; chưa hình thành và phát triển các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng CNC.
Do đó, để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết các khó khăn, hạn chế trong phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC và thực hiện thắng lợi các mục tiêu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan liên quan thực hiện tốt một số nhiệm vụ.
Thứ nhất, tăng cường quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung và kết quả triển khai thực hiện công tác phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC theo các Nghị quyết, Kế hoạch liên quan đã ban hành; Xây dựng tài liệu tuyên truyền, phổ biến về các mô hình, cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp thông minh, hữu cơ, ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh.
Thứ 2, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng CNC đã được phê duyệt tại Quyết định số 575/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 3249/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh.
Thứ 3, tăng cường triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC giao tại văn bản của Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các văn bản liên quan.
Thứ 4, đẩy mạnh ứng dụng các các tiến bộ kỹ thuật mới, giống có năng suất, chất lượng cao, chống chịu được sâu bệnh, có thời gian sinh trưởng ngắn vào sản xuất nông sản của tỉnh. Đối với giống mới, hàng năm cần tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm.
Áp dụng được biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp với các chế phẩm từ vi sinh vật để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiến hành xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác đối với từng loại sản phẩm đối với từng vùng sinh thái khác nhau.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thu mua, chế biến nông sản tham gia dự án hoặc phương án hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản có các chứng chỉ về an toàn thực phẩm, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt… theo quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của thế giới.
Thứ 5, áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong kiểm định giống, thực vật, động vật...; đồng thời nghiên cứu, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương, nhằm cải thiện năng suất, chất lượng giống cây trồng, vật nuôi.
Đẩy mạnh đầu tư cơ giới hóa, hiện đại hóa trang thiết bị và cơ sở vật chất; ứng dụng toàn diện và đồng bộ các kỹ thuật phục vụ sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh theo hướng bền vững, không gây hại cho môi trường.
Thứ 6, tăng cường hợp tác với các trường đại học, trung tâm nghiên cứu, các nước trong khu vực và thế giới về KHCN trong sản xuất, phòng chống dịch bệnh, bảo quản, chế biến nông sản; thiết lập hệ thống thông tin quản lý nông sản trên địa bàn tỉnh.
Thứ 7, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức trong việc tiếp thu những tiến bộ khoa học mới trong phát triển vùng sản xuất hàng hóa lớn một cách bền vững; Xây dựng được lực lượng cán bộ kỹ thuật để hướng dẫn nông dân sản xuất theo đúng quy trình sản xuất hàng hóa tập trung.
Tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; công tác tập huấn, đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân trong vùng có dự án hoặc phương án nông nghiệp ứng dụng CNC được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi
Chỉ thị cũng yêu cầu UBND các huyện, thành phố :
Thứ nhất, hình thành, phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là hình thành và phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng CNC tập trung, quy mô lớn, liền vùng, liền thửa gồm: Vùng sản xuất rau an toàn Mộc Châu, Vân Hồ, Mai Sơn, Yên Châu; Vùng sản xuất hoa Mộc Châu, Vân Hồ; Vùng chè Mộc Châu, Vân Hồ, Thuận Châu; Vùng cà phê Mai Sơn, Thuận Châu, thành phố Sơn La; Vùng xoài Yên Châu, Mai Sơn, Mường La; Vùng nhãn Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu; Vùng cây ăn quả có múi Phù Yên, Sốp Cộp, Mai Sơn; Vùng mận Mộc Châu, Yên Châu; các vùng nông sản, thủy sản khác mang lại hiệu quả cao.
Lồng ghép việc xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng CNC với các nhiệm vụ phát triển của ngành, địa phương, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ 2, tăng cường chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, đề xuất, tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng CNC.
Thứ 3, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giải quyết về đất đai, giải phóng mặt bằng kịp thời để triển khai các chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn địa phương quản lý.
Kim Anh