Nắm bắt được hiện tượng lớp trẻ Nhật cảm thấy khó khi tìm người tâm sự, đa dạng dịch vụ "quái chiêu" giúp tự sướng, nâng cao tinh thần.

Dịch vụ “đá đít”

Hitomi Nogata, 24 tuổi bên cạnh là một nữ vận động viên kick-boxing chuyên nghiệp, cô còn có nghề tay trái khá đặc biệt. Cô mở một dịch vụ hiểu theo nghĩa đen là “đá đít mọi người”. Gần đây, có một người tìm đến dịch vụ quái chiêu này của cô tên là Akira Muramoto, 22 tuổi, là đại diện của một công ty liên doanh Tokyo.

Khi anh đứng trước mặt cô, Nogata nhấc chân phải “lực lưỡng” của cô lên và rồi sau đó tung một cú đá “trời giáng” vào mông anh, mạnh đến mức khách hàng phải hét lên.

Muramoto trước đó đã biết đến dịch vụ “quái chiêu” của của Nogata từ các đối tác kinh doanh của anh và quyết định đăng ký dịch vụ này để thỏa chí tò mò. “Nó rất kích thích” – anh nói- “Nó không phải là điều gì đó mà tôi có thể làm hằng ngày, nhưng thực hiện mỗi tuần một lần thì rất OK”.

{keywords}

Hitomi Nogata đang thực hiện cú đá “trời giáng” vào Akira Muramoto (Nguồn: Nikkei Asian Review)

Nogata đã quay lại những bài học “đấm đá” rồi đăng tải lên kênh YouTube. Đến nay, cô đã “đá” hàng chục người. Cô không thu phí bất kỳ người nào khi tìm đến dịch vụ của cô. Mục tiêu của cô là muốn nhận được sự quan tâm ủng hộ dịch vụ của cô từ người dùng trên YouTube.

Dịch vụ của cô đã nhận được ủng hộ từ 3Minute, một công ty liên doanh có trụ sở tại Tokyo chuyên cung cấp các dịch vụ khuyến khích người dùng YouTube nữ. Công ty 3Minute đang xem xét khả năng mở một dịch vụ có thể sản xuất các video quảng cáo cho công ty.

Cuối tháng 4-2015, cô Nagato đã trình diễn những cú đá “đầy sức hút” của mình tại một sự kiện do trang web về chia sẻ video Niconico tổ chức. Một số phụ nữ đến tham gia sự kiện đã rất hào hứng muốn được “thử” những cú đá “đầy nội lực” của cô.

“Cho thuê đàn ông trung niên”

Takanobu Nishimoto, nhà thiết kế thời gian 47 tuổi đã mở ra dịch vụ “Cho thuê đàn ông trung niên”. Với thời gian rảnh rỗi của mình, anh cho thuê 1.000 yên (hơn 160 ngàn đồng) một giờ.

{keywords}

Takanobu Nishimoto, nhà thiết kế thời gian 47 tuổi đã mở ra dịch vụ được gọi là “Cho thuê đàn ông trung niên” (Nguồn: Nikkei Asian Review)

Nhiều khách hàng thuê anh để đi ăn tối hoặc mua sắm, nhưng phần lớn họ lại trò chuyện với anh về chuyện tình của họ hay vấn đề gia đình.

Đến nay, anh đã gặp gỡ hơn 1.500 người, phần lớn là phụ nữ và đàn ông trẻ. Anh lắng nghe họ và cho họ những lời khuyên chân thành nhất, và không hề cố gắng tô vẽ lời khuyên của mình.

Hầu hết những người tìm đến anh đều đã sẵn có câu trả lời trong đầu, chỉ là thuê anh để tìm kiếm thêm động lực hoặc đơn giản là không có ai tin tưởng, Nishimoto nói. “Tôi thật hạnh phúc khi nghe họ nói rằng “Tôi đã bế tắc, nhưng giờ tôi đã biết mình nên làm gì” – anh nói. Kể từ đầu năm nay, anh bắt đầu tuyển thêm đàn ông trung niên để mở rộng dịch vụ.

“La hét mắng chửi”

Trên kênh truyền TV Tokyo, một chương trình được gọi là “Tôi muốn bị Risa Yoshiki la mắng” đã tạo ra tiếng vang đáng kể sau khi được lên sóng vào tháng 8 năm ngoái. Trong chương trình này, nữ ca sĩ nổi tiếng Risa Yoshiki la hét trước khán giả truyền hình thông qua ống kính camera rồi tung ra những lời chửi mắng như “Bạn tưởng bạn là ai?”.

{keywords}

Risa Yoshiki và chương trình “Tôi muốn bị Risa Yoshiki la mắng” đã tạo ra tiếng vang đáng kể sau khi được lên sóng vào tháng 8 năm ngoái.

Hiroki Takahashi của kênh truyền hình TV Tokyo là người phụ trách chương trình này. Anh cho rằng mọi người đang “khát” những lời “mắng nhiếc tốt đẹp”. “Bạn hiếm khi bị ông chủ la mắng sau khi bạn bước vào tuổi 30”, anh nói. “Vì vậy hiếm khi bạn được ai đó chỉ ra những thiếu sót của bản thân một cách khách quan”.

Yoshiki tức giận với mọi thứ khác nhau mà cô xem là sai trái trong xã hội. Sự phẫn nộ của cô dường như đã đánh trúng tâm lý người xem. Vẻ mặt cùng phong thái của cô khi biểu đạt sự phẫn nộ trên chương trình này trái ngược hoàn toàn với hình ảnh hòa nhã và giọng nói nhẹ nhàng của cô ngoài đời. Takahashi tin rằng chính điều đó khiến cho chương trình này thêm hấp dẫn.

Trong thời đại nơi mà mọi liên kết cá nhân đều phụ thuộc vào internet, có lẽ những dịch vụ kỳ quái như thế và những hình thức giải trí khác lại là phương tiện xích mọi người lại gần nhau hơn.

(Theo Pháp Luật TPHCM)