Không chỉ hỗ trợ tài xế trên những cung đường tối, đèn xe còn có những chức năng riêng khi di chuyển vào ban ngày. Việc sử dụng đèn không đúng có khả năng gây nguy hiểm cho chính mình và các phương tiện xung quanh. Vì vậy, các tài xế nên nắm rõ cách sử dụng đèn xe cho hiệu quả nhất.
Đèn sương mù
Với đặc tính chiếu sáng khi thời tiết có nhiều sương mù để tăng khả năng quan sát của lái xe. Nhưng hạn chế của một số loại đèn này là làm lệch sáng trong điều kiện thời tiết bình thường nên chỉ sử dụng khi có sương mù không dùng đồng thời với đèn pha ô tô.
Đèn sương mù phía sau cũng có chức năng tương tự, giúp các xe phía sau quan sát để tránh va chạm trong điều kiện thời tiết sương mù. Nếu lái xe không quan sát thấy một chiếc xe khác phía trước dễ dàng, thì khả năng cao là xe phía sau cũng vậy. Trong trường hợp đó, bật đèn sương mù là hành động khôn ngoan và an toàn cho mọi lái xe.
Đèn chiếu gần (đèn cốt)
Loại đèn này chỉ chiếu gần khoảng 3 - 5 mét từ mũi xe ô tô của bạn, quan sát những vật lạ ngay trước xe và dễ dàng tránh được. Nhưng loại đèn này cực kỳ hạn chế khi di chuyển tốc độ cao do tầm chiếu sáng thấp nên tài xế khó có tầm nhìn tốt nhất.
Đèn chiếu xa (đèn pha)
Đây là những chiếc đèn sáng nhất của xe ô tô, chúng có thể giúp tăng tầm nhìn trong bóng tối đáng kể. Bởi vì đèn pha quá sáng nên chúng sẽ khiến những người tham gia giao thông khác bị chói mắt và điều này có thể gây ra tai nạn.
Hãy sử dụng đèn pha vào ban đêm trên một đoạn đường hoặc xa lộ vắng. Nhưng hãy chắc chắn bạn biết cách chỉnh đèn xe ô tô sang đèn chiếu gần khi nhìn thấy một chiếc xe khác hướng về phía bạn ở bên kia đường hoặc dẫn trước xe bạn trên cùng một hướng.
Đèn định vị ban ngày
Hầu hết các xe ô tô hiện đại sẽ có bảng điều khiển giám sát chế độ bật/tắt của các loại đèn xe. Tuy nhiên, ở một số xe, chế độ này không khả dụng đối với cụm đèn hậu. Thêm vào đó, trong điều kiện thời tiết xấu vào mùa đông, đèn pha phía trước cũng có thể bị mờ. Điều này có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn và gây nguy hiểm cho người dùng. Thay vào đó, hãy sử dụng hệ thống đèn chạy ban ngày LED với ánh sáng mờ nhưng cũng khá sáng ở đầu xe.
Đèn xi nhan
Khi những đèn này được bật, đèn đuôi phía sau và biển số cũng được chiếu sáng. Sử dụng đèn xi nhan khi một trong các đèn pha chớp tắt sẽ cho phép người khác biết xe bạn là một chiếc xe hơi chứ không phải xe máy, bằng cách thể hiện chiều rộng của bạn xe với 2 đèn.
Hãy sử dụng đèn xi nhan khi tầm nhìn giảm xuống nhưng không đến mức phải bật đèn pha. Ngoài ra, nếu bạn phải đậu xe vào ban đêm trên đường có giới hạn tốc độ thì phải bật đèn xi nhan.
Đèn phanh
Đèn phanh bị hư rất nguy hiểm vì những chiếc xe hơi đang di chuyển phía sau xe bạn sẽ không biết khi nào xe bạn đang đi chậm lại, đặc biệt là nếu bạn phải dừng xe đột ngột. Do đó, hãy nhờ người giúp bạn kiểm tra đèn phanh có đang hoạt động hay không bằng cách đứng sau xe bạn trong khi bạn sử dụng phanh. Bạn nên làm điều này mỗi tuần một lần; hãy thay thế ngay đèn phanh khi bị hư.
Đèn cảnh báo nguy hiểm
Trong khi lái xe, hãy sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm nếu bạn đang đi trên đường cao tốc hoặc xa lộ hai chiều và bạn cần phải cảnh báo các lái xe khác rằng có nguy hiểm trên đường ở phía trước. Trong khi xe đứng yên, sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm nếu xe bạn gây cản trở tạm thời.
(Theo Báo Nghệ An)