Cảnh báo lừa đảo trực tuyến
SỰ KIỆN

Cảnh báo lừa đảo trực tuyến

Trong 6 tháng đầu năm 2023, lừa đảo trực tuyến tăng mạnh, hơn 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù có những cảnh báo liên tục, khuyến cáo không ngừng, nhiều người dân mất cảnh giác vẫn bị sập bẫy các chiêu thức lừa đảo ngày càng tinh vi, đa dạng trên không gian mạng.VietNamNet mở tuyến bài "Cảnh báo lừa đảo trực tuyến" nhằm cung cấp cho bạn đọc thêm các thông tin và trang bị kỹ năng, kiến thức để không trở thành nạn nhân của loại hình tội phạm mới này.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới: Đánh cắp thông tin thẻ tín dụng

Thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin thẻ tín dụng nhắm tới đối tượng là những người thường mua hàng qua các nền tảng mạng xã hội, vừa được Cục An toàn thông tin cảnh báo tới người dùng Internet Việt Nam.

Cụ bà 70 tuổi bị kẻ giả danh công an lừa hơn 300 triệu đồng

Do lo sợ trước thông tin kẻ giả danh công an, viện kiểm sát đưa ra, bà L. đã đến ngân hàng chuyển hơn 300 triệu đồng cho đối tượng.

Điện thoại treo khi truy cập link lạ, phút chốc người đàn ông mất 500 triệu

Truy cập đường link do đối tượng giả danh gửi, anh P. thấy điện thoại bị treo. Khi tắt máy, khởi động lại thì tài khoản ngân hàng của anh P. bị mất hơn 500 triệu đồng.

4 chiêu trò lừa đảo mạo danh đang được kẻ xấu sử dụng tấn công người dùng

Lừa đảo mạo danh được nhận định là một trong những ‘điểm nóng’ trên không gian mạng. Ghi nhận của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), trong tuần vừa qua, những chiêu trò lừa đảo mạo danh tiếp tục gia tăng mạnh.

Người đàn ông ở Hà Nội bị lừa gần 30 tỷ đồng khi tham gia đầu tư tiền ảo

Do tin tưởng mang lại lợi nhuận cao, ông H. (ở Hà Nội) đã làm theo hướng dẫn của kẻ lừa đảo nên tạo tài khoản, chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định sẵn và bị lừa gần 30 tỷ đồng.

Người phụ nữ ở Hà Nội mất tiền vì chiêu lừa tặng quà dịp 20/10

Bà C. ở Hà Nội đã chuyển 50 triệu đồng cho kẻ lừa đảo, nhưng sau đó lại bị yêu cầu chuyển thêm tiền. Bà đã được công an và nhân viên ngân hàng can thiệp kịp thời.

Xuất hiện nhiều trang fanpage mạo danh cuộc thi viết thư quốc tế UPU để lừa đảo

Nhiều trang fanpage giả mạo cuộc thi UPU đã xuất hiện trên Facebook. Những trang này đăng tải thông tin sai lệch, dẫn dụ học sinh và phụ huynh tham gia vào cuộc thi giả mạo nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài sản.

Cảnh báo các chiêu trò mạo danh tinh vi để lừa đảo người nộp thuế

Để giúp người nộp thuế phòng, tránh vấn nạn lừa đảo trực tuyến, Cục Thuế tỉnh Gia Lai đã có văn bản khuyến cáo về các hành vi mạo danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo.

Mạo danh các thương hiệu lớn tạo khuyến mại giả để lừa người dùng Việt

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa cảnh báo, trên không gian mạng Việt Nam, nhiều đối tượng đang sử dụng tên, hình ảnh các doanh nghiệp, thương hiệu lớn để tạo chương trình khuyến mãi giả nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.

Người phụ nữ ở Hà Nội tham gia bán hàng online bị mất gần 500 triệu

Khi truy cập, trang web có giao diện, tên miền giả mạo Walmart với nhiều gian hàng và sản phẩm khác nhau, chị L. ở Hà Nội đã 6 lần nộp tiền để đăng ký đầu tư với tổng số tiền gần 500 triệu đồng.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo hoàn cảnh khó khăn bằng quét mã QR

Các đối tượng lừa đảo gọi điện tạo lòng tin, kết bạn qua mạng xã hội rồi gửi mã QR code cho những hoàn cảnh khó khăn. Thông qua mã QR, chúng chiếm đoạt tài khoản ngân hàng rồi rút toàn bộ tiền trong đó.

Cài đặt phần mềm VNeID giả mạo, người phụ nữ ở Hà Nội mất gần 1 tỷ

Tin và làm theo yêu cầu của kẻ giả danh cơ quan công an, người phụ nữ ở Hà Nội cài đặt phần mềm VNeID giả mạo và quét mã QR xác thực khuôn mặt, chuyển OTP tài khoản ngân hàng cho đối tượng để rồi mất gần 1 tỷ.

3 thông tin lừa đảo trực tuyến nổi bật trên không gian mạng Việt Nam

Cập nhật tin tức nổi bật về lừa đảo trực tuyến tuần vừa qua trên không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) lưu ý người dân cảnh giác trước các hình thức lừa đảo game online, lừa đảo việc làm và lừa đảo mạo danh.

Tin kẻ giả danh công an, người phụ nữ ở Hà Nội mất hơn 600 triệu

Một phụ nữ tại Hà Nội bị lừa mất hơn 600 triệu đồng sau khi cài ứng dụng giả mạo "cổng thông tin chính phủ". Công an cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo tinh vi này, yêu cầu người dân không cài đặt ứng dụng từ nguồn không rõ ràng.

Cụ bà 80 tuổi suýt bị kẻ giả danh công an lừa 800 triệu

Ngày 18/9, Công an huyện Đức Cơ (Gia Lai) cho biết, đơn vị vừa ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một bà cụ với số tiền gần 800 triệu đồng.

6 ‘điểm nóng’ lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam và quốc tế

Tuần vừa qua, bên cạnh 4 hình thức được các đối tượng sử dụng nhiều để lừa người dân Việt Nam, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) còn cảnh báo người dùng trong nước về 2 chiêu lừa đảo trực tuyến mới xuất hiện trên thế giới.

Sở Giáo dục lên tiếng về tài liệu giúp 'nghìn thầy cô vào biên chế' bán trên mạng

Sở GD-ĐT Quảng Ngãi khẳng định, trang Facebook rao bán tài liệu thi tuyển giáo viên của tỉnh này với giá 300.000 - 400.000 đồng là một hình thức lừa đảo.

Cài đặt app giả mạo Bộ Công an, người phụ nữ ở Hà Nội mất 500 triệu

Nhận được điện thoại của người tự xưng công an xã, người phụ nữ làm theo hướng dẫn, cài đặt app giả mạo Bộ Công an và bị mất 500 triệu đồng.

Tham gia nhóm 'Tài chính thời đại', người phụ nữ ở Hà Nội mất 2,3 tỷ đồng

Tham gia nhóm "Tài chính thời đại" trên mạng xã hội và được dạy đầu tư tiền ảo trên sàn Bitforex.com, bà V. (50 tuổi, ở Hà Nội) nghe lời quảng cáo của các đối tượng nên chuyển tiền nhiều lần để đầu tư tiền ảo và bị mất 2,3 tỷ đồng.

Mất gần 3 tỷ đồng vì tin lời nhân viên 'đơn vị thi công sân bay Long Thành'

Một người dân ở Đồng Nai bị lừa mất gần 3 tỷ đồng vì tin lời rủ đầu tư vào quỹ sinh lời cao do "đơn vị thi công sân bay Long Thành tổ chức".

Nhóm đàn ông bị đưa sang Campuchia, ép giả gái để lừa tiền trên mạng

Sau khi được đưa qua Campuchia với lời hứa hẹn làm ''việc nhẹ, lương cao'', 3 người đàn ông bị ép giả nữ giới để nhắn tin mời gọi người khác tham gia các app nạp tiền đầu tư rồi chiếm đoạt tiền của người nhẹ dạ.

Xuất hiện chiêu lừa đảo mới cung cấp dịch vụ đọc trộm tin nhắn

Trong 4 ‘điểm nóng’ về lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam tuần vừa qua, đáng chú ý có chiêu lừa đảo mới là lừa cung cấp dịch vụ đọc trộm tin nhắn tài khoản mạng xã hội để chiếm đoạt tài sản người dùng.

Bị lừa cài phần mềm 'rởm' làm căn cước online, người phụ nữ mất gần 900 triệu

Ngày 6/9, Công an TP Hà Nội cho biết, có thêm trường hợp người dân ở huyện Thanh Oai bị chiếm đoạt gần 900 triệu đồng khi cài đặt phần mềm làm căn cước online theo hướng dẫn của đối tượng lừa đảo.

Người phụ nữ ở Hà Nội mất hơn 700 triệu sau cuộc điện thoại giả danh

Tin và làm theo kẻ giả danh công an, bà T. (ở Hà Nội) đã chuyển hơn 700 triệu đồng vào tài khoản của đối tượng, sau đó mới phát hiện mình bị lừa.

Cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi

Cùng với việc điểm ra các thủ đoạn lừa đảo phổ biến trên không gian mạng tuần vừa qua, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, tự trang bị các kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với những tình huống lừa đảo.