Thông tin từ Công an TP.HCM cho hay, Văn phòng cơ quan CSĐT (PC01) và Cơ quan An ninh điều tra đang phối hợp điều tra vụ án sau khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971).

Trong diễn biến có liên quan, Công an TP.HCM đang điều tra, truy tìm những người tung tin giả, tin xuyên tạc liên quan đến vụ án để xử lý theo quy định pháp luật.

{keywords}
 Những thông tin giả về sau khi bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam đã lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP.HCM

 

{keywords}
Công an TP.HCM sẽ xử lý nghiêm những trường hợp tung tin giả. Ảnh: Phòng An ninh mạng và phòng, chồng tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP.HCM

Cụ thể, sau khi bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân" theo Điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, ngay tối 24/3, trên các nền tảng mạng xã hội đã xuất hiện những thông tin giả, xuyên tạc.

Những thông tin này nói rằng: “Bà Hằng chỉ bị phạt 1,5 triệu đồng, đã được thả về”, hay “Bà Hằng đã được ông Dũng bảo lãnh về nhà”…

Những người tung tin giả còn sử dụng các đoạn clip, hình ảnh cũ cắt ghép có sự xuất hiện của bà Nguyễn Phương Hằng để truyền tải thông tin đánh lừa dư luận.

Ngay sau đó, Công an TP.HCM đã phản bác thông tin này và khẳng định lệnh bắt tạm giam đối với bà Hằng có thời hạn trước mắt là 3 tháng để phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án.

Liên quan đến những thông tin giả, xuyên tạc lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đang xác minh, điều tra để xử lý các đối tượng.

Công an TP.HCM đề nghị người dân không tin, không tán phát chia sẻ những thông tin sai sự thật có liên quan. Và cũng khẳng định, những tin về vụ án sẽ được Công an TP.HCM cập nhật, thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng chính thống.

{keywords}
Bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm giam 3 tháng để phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án. Ảnh: Công an TP.HCM

Theo quy định pháp luật, người tung tin giả, xuyên tạc bị xử lý về tội “đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính viễn thông” theo quy định tại Điều 288, với khung hình phạt tiền từ 30 triệu đồng; hoặc phạt tù đến 7 năm; hoặc tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 - sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo điều tra, từ tháng 3/2021 đến nay bà Hằng sử dụng 12 kênh, trang trên các nền tảng mạng mạng xã hội như: Facebook, Fanpage, Tiktok, Youtube… để đưa các thông tin, trực tiếp thực hiện các buổi livestream có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc đời tư, xúc phạm đến uy tín, danh dự của nhiều cá nhân, tổ chức.

Từ ngày 15/2/2022 đến nay, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã mời bà Nguyễn Phương Hằng lên làm việc 4 lần để cảnh báo, răn đe và yêu cầu bà chấm dứt hành vi lợi dụng các quyền tự do để sử dụng mạng xã hội thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Nhưng bà Hằng cố ý né tránh, không chấp hành.

Linh An

Bà Nguyễn Phương Hằng: Từ coi thường pháp luật đến đã hợp tác khi bị khởi tố

Bà Nguyễn Phương Hằng: Từ coi thường pháp luật đến đã hợp tác khi bị khởi tố

Theo thông cáo của Công an TP.HCM, trong quá trình điều tra bà Nguyễn Phương Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật. Sau khi bị khởi tố, bắt giam, bà đã thay đổi thái độ, chịu hợp tác với cơ quan công an.