Bạch hầu

    Bạch hầu là một tình trạng nhiễm vi khuẩn, có thể được ngăn ngừa bằng chủng ngừa. Tình trạng nhiễm trùng ở đường thở trên hay vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám, mà khi hiện diện tại vùng thanh quản hay khí quản, có thể gây ra thở rít và tắc nghẽn. Bị ở mũi có thể làm trẻ chảy máu mũi. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong

    Bạch hầu là cực kỳ hiếm ở Hoa Kỳ và các nước phát triển khác, nhờ tiêm vắc-xin rộng rãi chống lại căn bệnh này.

    Hiện nay, đã có thuốc để điều trị bệnh bạch hầu, tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của người bệnh. Ngay cả khi điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây tử vong với tỷ lệ 3% những người mắc bệnh bạch hầu tử vong, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.

    Vậy bệnh bạch hầu là gì, nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh bạch hầu ra sao?   

    Các dấu hiệu và triệu chứng bạch hầu thường bắt đầu từ hai đến năm ngày sau khi bị nhiễm bệnh như sau :

    • Giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu.

    • Đau họng và khàn giọng

    • Sưng hạch bạch huyết ở cổ 

    • Khó thở hoặc thở nhanh

    • Chảy nước mũi

    • Sốt và ớn lạnh

    • Khó chịu

    Ở một số người, nhiễm vi khuẩn bạch hầu gây ra chỉ gây ra các triệu chứng bệnh nhẹ hoặc không có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng nào cả. Những người bị nhiễm bệnh nhưng vẫn không biết về căn bệnh của mình được gọi là người mang bệnh bạch hầu (carriers of diphtheria), bởi vì họ có thể lây truyền bệnh cho cộng động mà không có triệu chứng bị bệnh.

    Vi khuẩn bạch hầu gây bệnh trên da (cutaneous diphtheria)

    Một loại bạch hầu thứ hai có thể ảnh hưởng đến da với triệu chứng đau, đỏ và sưng, loét bao phủ bởi một màng màu xám ở vùng hầu cũng có thể phát triển trong bệnh bạch hầu trên da. Mặc dù bệnh này phổ biến hơn ở vùng khí hậu nhiệt đới, bệnh bạch hầu trên da cũng xảy ra ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ở những người có vệ sinh kém, sống trong điều kiện đông đúc.

    Khi nào đi khám bác sĩ?

    Đến ngay cơ sở Y tế khám ngay lập tức nếu phụ huynh hoặc trẻ đã tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu. Nếu không chắc chắn liệu trẻ đã được tiêm phòng bệnh bạch hầu hay chưa, thì phụ huynh cũng nên đưa con đến cơ sở Y tế khám và kiểm tra lại vấn đề này. Phụ huynh hãy đảm bảo con mình được tiêm vacxin bạch hầu đầy đủ và đúng lịch.

    Biến chứng của bạch hầu

    Nếu không được điều trị, bệnh bạch hầu có thể dẫn đến:

    • Vấn đề về thở. Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể tiết độc tố và độc tố này gây tổn thương mô ở khu vực nhiễm trùng ngay lập tức - thường là mũi và cổ họng. Tại vị trí đó, nhiễm trùng tạo ra một màng cứng màu xám bao gồm các tế bào chết, vi khuẩn và các chất khác. Màng này có thể cản trở hô hấp.

    • Đau tim. Độc tố bạch hầu có thể lây lan qua dòng máu và làm tổn thương các mô khác trong cơ thể, chẳng hạn như cơ tim, gây ra các biến chứng như viêm cơ tim. Tổn thương tim do viêm cơ tim có thể nhẹ, biểu hiện là những bất thường nhỏ trên điện tâm đồ hoặc nghiêm trọng dẫn đến suy tim sung huyết và đột tử.

    • Tổn thương thần kinh. Độc tố cũng có thể gây tổn thương thần kinh. Mục tiêu điển hình là dây thần kinh ở cổ họng gây khó nuốt, nếu ở cánh tay và chân cũng có thể bị viêm, gây yếu cơ. Nếu độc tố Corynebacterium diphtheriae làm tổn thương các dây thần kinh giúp kiểm soát các cơ hô hấp, các cơ này có thể bị tê liệt. 

    • Về điều trị, hầu hết những người mắc bệnh bạch hầu đều sống sót sau những biến chứng này, nhưng quá trình phục hồi thường chậm. Bạch hầu gây tử vong ở khoảng 3%  những người mắc bệnh.

    Những người có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu bao gồm:

    • Trẻ em và người lớn không được tiêm vacxin bạch hầu

    • Những người sống trong điều kiện đông đúc hoặc mất vệ sinh

    • Bất cứ ai đi du lịch đến một khu vực đang có dịch bệnh bệnh bạch hầu 

    • Bạch hầu hiếm khi xảy ra ở Hoa Kỳ và Tây Âu, nơi các quan chức y tế đã tiêm vắc-xin cho trẻ em chống lại tình trạng này trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, bệnh bạch hầu vẫn còn phổ biến ở các nước đang phát triển nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ở những khu vực tiêm vắc-xin bạch hầu chưa phải là bắt buộc thì căn bệnh này chủ yếu là mối đe dọa đối với những người chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ, những khách du lịch quốc tế hoặc tiếp xúc với những người từ các nước kém phát triển.

    Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu.

    3 người tử vong vì bạch hầu, Bộ Y tế gửi công văn khẩn

    Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế chiều 18/9 cho biết dịch bạch hầu diễn biến phức tạp tại Hà Giang, Điện Biên, đã có 3 ca tử vong.

    Tình hình sức khỏe 3 ca mắc bạch hầu không rõ nguồn lây ở Điện Biên

    Trong 3 ca mắc bạch hầu đang điều trị tại Điện Biên có 1 ca đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin. Ngoài ra, hai ca bệnh dương tính khác cũng vừa được chuyển từ Thái Nguyên xuống Hà Nội điều trị.

    Dịch bạch hầu ở Hà Giang nguy cơ lan rộng, một người tử vong trên đường về nhà

    Ngoài bệnh nhân tử vong, khoảng 30 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đang điều trị ở viện, có ca phải chuyển về bệnh viện trung ương.

    Bé gái 10 tuổi tử vong do bạch hầu

    Bệnh nhi vào viện với biểu hiện sốt cao và nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch, tử vong.