Phình động mạch chủ

    Động mạch chủ là động mạch lớn nhất của cơ thể, xuất phát từ tim,chạy vòng cung trong ngực,qua cơ hoành rồi xuống bụng. Động mạch chủ phân chia các nhánh cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể. Bệnh lí của động mạch chủ rất đa dạng và phức tạp. Trong đó phình động mạch chủ là một trong số bệnh thường gặp trong nhóm bệnh lí này.

    Giải phẫu mô học động mạch chủ gồm ba lớp: áo trong, áo giữa, áo ngoài. Phình động mạch chủ thật sự khi khối phình còn cấu trúc ba lớp nguyên vẹn. Điều này rất quan trọng để phân biệt phình và giả phình. Nhìn chung, đoạn động mạch chủ được coi là phình khi đường kính tăng 50% so với đoạn động mạch chủ lành ngay phía trên nó. Tuy nhiên áp dụng định nghĩa này không thường dùng trong chẩn đoán lâm sàng. Phình động mạch chủ được chia làm hai loại: phình động mạch chủ ngựcphình động mạch chủ bụng.

    Ngoài các nguyên nhân đã đề cập ở trên, các yếu tố nguy cơ của phình động mạch chủ cũng giống các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch:

    • Giới nam

    • Tuổi cao

    • Hút thuốc lá

    • Tăng huyết áp

    • Rối loạn mỡ máu

    • Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch, tuy nhiên nó không có mối liên quan đến phình động mạch chủ

    Phình động mạch chủ đa phần diễn biến thầm lặng, không có triệu chứng, thường được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe hoặc nhiều khi bệnh nhân tự sờ thấy khối ở bụng rồi đi khám.

    Phình động mạch chủ khi có triệu chứng thường là đã có biến chứng hoặc nguy cơ xảy ra biến cố cao

    Triệu chứng phình động mạch chủ ngực

    Thường gặp nhất là đau ngực. Khi có đau ngực, bệnh nhân thường đã có biến chứng như lóc tách động mạch chủ hoặc khối phình dọa vỡ.

    Các triệu chứng khác xuất hiện khi khối phình có kích thước đủ lớn và tùy thuộc vị trí khối phình, gây ra do khối phình chèn ép vào các cấu trúc trong lồng ngực:

    • Phình ở đoạn động mạch chủ lên hoặc phần quai động mạch chủ: có thể có suy tim kèm theo do hở van động mạch chủ do giãn xoang Valsalva và biến dạng vòng van. Xoang Valsalva có thể vỡ vào thất phải tạo ra tiếng thổi liên tục ở tim. Khối phình lớn có thể gây khó nuốt nếu chèn vào thực quản, khàn tiếng khi chèn vào dây thanh quản quặt ngược trái, khó thở,ho máu nếu chèn vào cây khí phế quản, hội chứng tĩnh mạch chủ trên nếu chèn vào tĩnh mạch chủ (phù mặt, cổ, chi trên) và có thể có tai biến mạch não nếu chèn ép vào mạch cảnh.

    • Phình ở động mạch chủ xuống: thường ít triệu chứng hơn so với phình ở đoạn chủ lên và phần quai. Thường chỉ xuất hiện triệu chứng khi khối phình rất lớn, có thể chèn ép gây đau lưng hoặc đau do biến chứng lóc tách động mạch chủ.

    Triệu chứng phình động mạch chủ bụng

    • Giống như phình động mạch chủ ngực, phình động mạch chủ bụng thường không có triệu chứng trong một thời gian dài.

    • Các dấu hiệu có thể gặp của phình động mạch chủ bụng: đau bụng, đau lưng không điển hình, khối ở bụng đập theo nhịp đập của tim, tắc mạch chi dưới do thuyên tắc huyết khối hoặc mảng xơ vữa từ khối phình bắn đi.

    • Triệu chứng của phình động mạch chủ vỡ: sốc, tụt huyết áp, đau ngực, khó thở, tràn dịch màng phổi, màng tim (với vỡ phình động mạch chủ ngực), đau bụng, chướng bụng, hội chứng chảy máu trong ổ bụng (với vỡ phình động mạch chủ bụng). Bệnh nhân vỡ phình động mạch chủ nếu không phẫu thuật, can thiệp kịp thời chắc chắn tử vong.

    • Hầu hết phình động mạch chủ là do thoái hóa, thành động mạch bị yếu đi theo thời gian gây ra phình

    • Các rối loạn mô liên kết như hội chứng Marfan, hội chứng Loeys-Dietz, hội chứng Ehlers- Danlos..

    • Ngoài ra, phình động mạch chủ cũng có yếu tố gia đình. Có đến 1/5 số bệnh nhân phình động mạch chủ ngực có người trong gia đình mắc bệnh mà không có các bệnh về mô liên kết

    • Các nguyên nhân nhiễm trùng, viêm thành động mạch, chấn thương ngực thường gây ra giả phình động mạch chủ.

    Báo động đỏ cứu người đàn ông huyết áp tụt rất sâu, '8 phần tử vong'

    Ông N. đột ngột chóng mặt rồi ngất xỉu, mất ý thức, được gia đình đưa vào viện, chẩn đoán bị phình động mạch chủ bụng vỡ, nguy cơ tử vong rất cao. Thầy thuốc phải bật báo động đỏ để cứu bệnh nhân.

    Tình huống hy hữu khiến bác sĩ phải đưa thân nhiệt bệnh nhân về dưới 24 độ C

    Để cứu người đàn ông có khối phình động mạch chủ khổng lồ và quả tim giãn lớn, bác sĩ phải ngừng tuần hoàn nửa dưới cơ thể bệnh nhân, hạ thân nhiệt chỉ còn 24 độ C.

    Mức độ nguy hiểm của căn bệnh khiến phóng viên Mỹ đột tử tại World Cup

    Grant Wahl qua đời do vỡ túi phình động mạch chủ trong lúc tác nghiệp trận Argentina - Hà Lan ở World Cup 2022.