Suy thận mạn

    Thận là một tạng trong hệ tiết niệu, có 2 thận nằm ở 2 bên cột sống trong hố thắt lưng đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Thận có chức năng lọc máu để bài tiết ra nước tiểu, các chất thải của cơ thể, điều chỉnh các chất điện giải, ngoài ra thận còn có chức năng duy trì sự ổn định của huyết áp và  tham gia vào quá trình tạo máu. Vì một lý do nào đó làm suy giảm chức năng thận sẽ dẫn đến rối loạn các chức năng trên kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống thậm chí tử vong.

    Vậy suy thận mạn là gì?

    Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận- tiết niệu mạn tính làm chức năng thận suy giảm dần dần tương ứng với số lượng nephron của thận bị tổn thương và mất chức năng không hồi phục. Suy thận mạn gây ra mức lọc cầu thận giảm, rối loạn điện giải, tăng huyết áp, thiếu máu mạn tính

    Bệnh có thể tiến triển dần dần và nặng lên theo từng đợt và cuối cùng dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối, lúc này hai thận mất chức năng hoàn toàn đòi hỏi phải điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận,... tốn kém rất nhiều tiền của và gây mệt mỏi chán nản cho người bệnh

    Vì vậy suy thận mạn tính cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để cải thiện triệu chứng của bệnh đồng thời kéo dài thời gian chuyển thành suy thận giai đoạn cuối, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh

    Suy thận mạn tính thường không có triệu chứng rõ ràng.Thực tế triệu chứng sẽ không biểu hiện cho tới khi xuất hiện các tổn thương thận nặng nề.

    Các triệu chứng có thể gặp là:

    • Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt, hoa mắt chóng mặt. Mức độ thiếu máu tương ứng với độ nặng của bệnh. Suy thận càng nặng thì thiếu máu càng nhiều làm bệnh nhân mệt mỏi, ăn kém, giảm các hoạt động thường ngày.

    • Tăng huyết áp: là triệu chứng hay gặp nhất. Tăng huyết áp lâu ngày, tăng huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch,..

    • Triệu chứng về tim mạch: viêm màng ngoài tim do ure máu cao

    • Triệu chứng thần kinh-cơ: chuột rút, cảm giác dị cảm, kiến bò, bỏng rát ở chân.

    • Về hệ xương khớp: loãng xương, viêm xương, đau xương thường gặp trong giai đoạn cuối của bệnh. Xét nghiệm có canxi máu tăng, xquang thấy hình ảnh loãng xương

    • Triệu chứng về tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn giai đoạn sau có thể ỉa chảy, loét miệng, loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa

    • Hôn mê do urê máu cao: có thể xuất hiện ở giai đoạn cuối của suy thận, bệnh nhân thờ ơ, ngủ gà, có thể có co giật, rối loạn tâm thần rồi đi vào hôn mê.

    • Các triệu chứng khác có thể gặp như: phù do viêm cầu thận hay giai đoạn cuối của bệnh

    5 giai đoạn của bệnh suy thận mạn tính

    • Những người có tiền sử mắc các bệnh lý về thận đặc biệt bệnh lý về cầu thận, sỏi thận, nhiễm khuẩn

    • Người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống

    • Sử dụng một số loại thuốc gây suy giảm chức năng thận: kháng sinh, NSAID

    • Các bệnh lý ở cầu thận: chiếm 40% bệnh lý gây suy thận mạn bao gồm: viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận do các bệnh hệ thống,....

    • Bệnh ống kẽ thận mạn do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn

    • Bệnh đái tháo đường  và tăng huyết áp là hai nguyên nhân làm tổn thương thận gây suy thận mạn tính.

    • Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác:

    • Bệnh thận bẩm sinh và di truyền ( thận đa nang, loạn sản thận, hội chức ALport)

    • Bệnh tự miễn ( như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì)

    • Nhiễm độc trong thời gian kéo dài

    • Một số loại thuốc sử dụng để chữa trị các rối loạn bệnh lí cũng có thể làm tổn thương thận, dẫn đến suy thận mạn.

    • Bất kì trường hợp nào làm giảm lượng máu cung cấp cho thận, làm tắc nghẽn nước tiểu sau khi rời khỏi thận hoặc làm tổn thương thận đều có thể là nguyên nhân gây bệnh: tắc mạch động mạch thận, nhiễm trùng đường niệu, suy tim sung huyết…

    Suy thận diễn biến âm thầm, bác sĩ khuyên đừng bỏ qua xét nghiệm vài chục nghìn

    Suy thận thường không có triệu chứng rõ rệt nên người trẻ dễ có tâm lý chủ quan, khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.

    Đi khám vì 2 dấu hiệu sau, nam thanh niên Hà Nội phải lọc máu cấp cứu

    Nam thanh niên 26 tuổi ở Hà Nội thấy mệt, đau đầu, đi khám được bác sĩ thông báo mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối phải điều trị lọc máu cấp cứu ngay.

    Bộ phận cơ thể được hiến tặng nhiều nhất thế giới

    Mỗi năm, thế giới có hơn 90.000 ca ghép thận, kế tiếp là 34.000 trường hợp được ghép gan.

    Thói quen khiến người trẻ có nguy cơ hỏng thận

    Phù mặt và cổ chân nên người phụ nữ đi khám bệnh, chị bất ngờ khi biết hai thận của mình đang gặp vấn đề.

    Triệu chứng suy thận sớm cần đặc biệt chú ý

    Ngoài đau lưng, bệnh nhân suy thận có thể không muốn ăn thịt và không thấy ngon miệng. Bác sĩ cảnh báo một số triệu chứng suy thận sớm người dân cần chú ý để đi khám.

    Người suy thận cần tránh ăn gì?

    Vì nhiều lý do trong dịp Tết, người bệnh bị lỡ lịch chạy thận hoặc tiêu thụ đồ ăn thức uống không phù hợp. Hậu quả là bệnh nhân rơi vào nguy hiểm, có trường hợp phải cấp cứu.

    Trẻ nguy kịch, suy thận nặng do bố mẹ tự điều trị bằng thuốc nam

    Người thân tự ý cho trẻ dùng thuốc nam thay cho phác đồ điều trị của các bác sĩ, khiến trẻ rơi vào tình trạng suy thận nặng.