Tiểu đường tuýp 1

    Tiểu đường tuýp 1 là gì?

    Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, trong đó cơ thể không sử dụng được glucose do thiếu hụt sản xuất insulin hoặc không sử dụng được insulin hoặc cả hai. Bình thường cơ thể lấy năng lượng từ các thành phần glucose, lipid, protein. Trong đó glucose cung cấp nguồn năng lượng chính cho các tế bào, cho não, cơ…hoạt động. Nhưng muốn sử dụng được glucose thì cần phải có insulin. Insulin là một hormone do tuyến tụy nội tiết sản xuất ra. Insulin giúp cho đường (glucose) từ máu di chuyển vào tế bào, từ đó chuyển hóa và tạo ra năng lượng

    Tiểu đường gồm hai thể chính là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Tiểu đường tuýp 1 (trước đây còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin) là bệnh mà có sự phá hủy tế bào beta của đảo tụy (tế bào tiết insulin), gây ra sự thiếu hụt insulin và phải sử dụng nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể.

    Tiểu đường tuýp 1 nguyên nhân là gì?

    Nguyên nhân chính xác của tiểu đường tuýp 1 vẫn chưa được biết. Các tế bào của hệ miễn dịch của cơ thể, bình thường chỉ chống lại các tác nhân gây hại, vì một lí do nào đó đã phá hủy các tế bào tiết insulin. Nguyên nhân gây ra tình trạng đó vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu.

    Tiểu đường tuýp 1 có di truyền không?

    Người ta nhận thấy tiểu đường tuýp 1 có thể liên quan đến sự phơi nhiễm với virus, và có yếu tố liên quan đến di truyền. Nhưng không phải bố mẹ mắc tiểu đường tuýp 1 thì con cái chắc chắn sẽ bị bệnh.

    Tiểu đường tuýp 1 thường khởi phát nhanh, rầm rộ. Triệu chứng tiểu đường tuýp 1 bao gồm:

    Những triệu chứng kinh điển của tiểu đường:

    • Ăn nhiều

    • Uống nhiều (hay khát nước)

    • Tiểu nhiều (do đường trong nước tiểu cao, gây lợi niệu thẩm thấu)

    • Gầy nhiều (gầy sút cân)

    Triệu chứng khi có biến chứng:

    Biến chứng cấp tính

    Hôn mê nhiễm toan ceton: yếu, mệt mỏi, khát nước, khô da, chuột rút, mạch nhanh, tụt huyết áp (dấu hiệu mất nước), rối loạn ý thức (lơ mơ, ngủ gà, hôn mê), buồn nôn, thở nhanh, hơi thở mùi táo thối. Biến chứng này cần phải điều trị cấp cứu.

    Biến chứng mạn tính

    • Nhìn mờ (do biến chứng võng mạc, đục thủy tinh thể)

    • Đau ngực thường không điển hình (do biến chứng mạch vành)

    • Tê bì dị cảm ở bàn chân (biến chứng thần kinh)

    • Loét, nhiễm trùng bàn chân

    • Đầy bụng, chậm tiêu, nuốt khó (biến chứng thần kinh tự động gây liệt dạ dày, thực quản)

    • Tiền sử gia đình: gia đình có bố hoặc mẹ mắc tiểu đường tuýp 1 thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

    • Các yếu tố môi trường: phơi nhiễm với virus như Coxsackie, Rubella có thể khởi phát tình trạng phá hủy tế bào beta đảo tụy

    • Địa lý: người ta nhận thấy ở một số quốc gia như Phần Lan, Thụy Điển có tỉ lệ mắc tiểu đường tuýp 1 cao hơn

    Bé trai 4 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện bị đái tháo đường

    Trong 3 tuần, bé trai 4 tuổi ở Hà Nội sụt 3kg, tiểu nhiều ban đêm, trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Đi khám, gia đình rất bất ngờ khi bác sĩ thông báo con bị đái tháo đường.

    Sau chuyến du lịch, người phụ nữ phải vào viện cấp cứu

    Chị V. đang điều trị đái tháo đường nhưng khi đi du lịch không mang theo thuốc tiêm. Sau 3 ngày, bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu.

    Căn bệnh đang ‘gõ cửa’ từng nhà: 3 thủ phạm cần tránh

    Thói quen ăn uống không kiểm soát, lười vận động khiến nhiều người dưới 20 tuổi đã mắc đái tháo đường đặc biệt là trường hợp béo phì.

    Bệnh nhân tiểu đường có nên dùng quả la hán không?

    Không chỉ là nước giải khát trong những ngày nóng nực, quả la hán còn là vị thuốc Đông y nhiều công dụng.

    Liên tục khát nước, sụt cân, bé gái nhập viện với chỉ số đường huyết không tưởng

    Bé gái 8 tuổi có biểu hiện liên tục khát nước, tiểu nhiều, sụt cân, mệt mỏi, mờ mắt nên được gia đình đưa đi bệnh viện. Bác sĩ phát hiện trẻ có chỉ số đường huyết cao bất thường.

    Hơi thở có mùi lạ cảnh báo bệnh tiểu đường

    Hơi thở có mùi trái cây có thể do người bệnh nhiễm toan ceton, một biến chứng tiểu đường nguy hiểm.

    Uống nhiều thuốc đái tháo đường có hại cho gan, thận không?

    Rất nhiều người bệnh đái tháo đường lo ngại rằng dùng thuốc tân dược lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu tới gan, thận. Người mắc bệnh này cũng được khuyên nên chủ động theo dõi đường máu tại nhà hằng ngày.

    Các loại quả có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt

    Những trái cây có chỉ số đường huyết cao bao gồm chuối, cam, xoài, nho, lê, chà là không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

    Đồ uống phổ biến làm giảm mức đường huyết, ngăn ngừa bệnh tiểu đường

    Các nhà khoa học ghi nhận, trà xanh uống khi nóng có thể ngăn ngừa một số bệnh nghiêm trọng.

    Loại nước uống ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường

    Dựa trên 27 thử nghiệm, các nhà khoa học nhận định nước trà xanh giảm đáng kể lượng đường trong máu.