- Tài chính toàn diện sẽ có những thay đổi mạnh mẽ chưa từng có trong bối cảnh công nghệ số phát triển bùng nổ. Đây sẽ là cuộc đổi mới tài chính vĩ đại nhất thời đại ngày nay.


Đây là khẳng định của nhiều nhà lãnh đạo chiến lược, nhà hoạt động thực tiễn và các bên liên quan chính trong Hội nghị thượng đỉnh Tài chính Toàn diện Châu Á Thái Bình Dương 2017 tại Hà Nội, quy tụ hơn 450 đại diện từ hơn 30 quốc gia.

Đây là năm thứ hai, Hội nghị Thượng đỉnh này được tổ chức bởi Quỹ Citi (Citi Foundation) và Quỹ vì Hợp tác Phát triển (FDC) phối hợp với hệ thống Ngân hàng cho Người nghèo và Tập đoàn The Economist. Năm nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) là Nhà tổ chức chính chức.

{keywords}

Bà Brandee McHale, Chủ tịch Quỹ Cit và Giám đốc mảng Trách nhiệm xã hội Citi khai mạc Hội nghị.



Với chủ đề “Thúc đẩy Tài chính Toàn diện trong Kỷ nguyên Số”, Hội nghị thượng đỉnh lần này tập trung vào những cơ hội và thách thức của thế hệ tài chính toàn diện trong tương lai, trình bày những công nghệ cũng như sáng tạo mới nhất trong sản phẩm và dịch vụ tài chính cho những người chưa được thụ hưởng hoặc chưa được tiếp cận toàn diện với dịch vụ ngân hàng, tài chính.

Bà Brandee McHale, Chủ tịch Quỹ Citi và Giám đốc mảng Trách nhiệm Xã hội của Citi cho biết, hệ sinh thái tài chính toàn diện đang phát triển không chỉ bao gồm những nhà cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống là các ngân hàng và tổ chức phi ngân hàng mà còn là những nhà cung cấp dịch vụ mới như dịch vụ thanh toán qua di động và nhà quản lý tiền điện tử.

Bà Brandee cũng đề cập tới sự cần thiết phải cân bằng giữa những tiến bộ công nghệ, sáng kiến mới nhất, những hợp tác sáng tạo với chính sách điều tiết, để giúp tiếp tục không chỉ thúc đẩy tài chính toàn diện cho bộ phận dân cư thu nhập thấp, mà còn bảo vệ những nhóm dễ bị tổn thương về tài chính.

Michelle Curry, CEO của Quỹ vì Hợp tác Phát xác nhận ảnh hưởng của kỷ nguyên số lên tài chính toàn diện và coi đây là cuộc đổi mới tài chính vĩ đại nhất trong thời đại.

Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã có bài phát biểu trọng tâm tại hội nghị. Nói về tương lai của tài chính toàn diện, bà Hồng khẳng định: “Mặc dù có rất nhiều tiến bộ trong những thập kỷ gần đây trong lĩnh vực tài chính toàn diện thế giới, vẫn cò hai tỷ người chưa được tiếp cận được với ngân hàng, hơn nửa trong số đó ở châu Á- Thái Bình Dương”.

{keywords}

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát biểu tại Hội nghị.



Bà Hồng cũng chia sẻ, ngày càng có nhiều tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính mới xuất hiện làm thay đổi hình thức và tính chất thị trường và đang định hình ra xu hướng phát triển mới của tài chính toàn diện trong tương lai. Điều này cũng đặt ra nhiều thách thức về quản lý, giám sát và rủi ro về bảo mật thông tin, an toàn hệ thống. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải hài hòa các mục tiêu giữa tài chính toàn diện, hội nhập và bảo vệ người tiêu dùng để có thể tối đa hóa được những lợi ích mà tài chính toàn diện mang lại

Theo bà Brandee, tài chính toàn diện là một vấn đề mới ở Việt Nam. Đây là một khái niệm về khả năng tiếp cận rộng rãi hơn đối với các sản phẩm tài chính, dịch vụ và vốn của cộng đồng và cá nhân những người có thu nhập thấp. Nó cho phép người dân có thể xây dựng các tài sản tài chính, cho phép các doanh nhân có thể lớn mạnh hoặc thực hiện công việc kinh doanh tạo ra việc làm và giúp các tổ chức hoạt động dựa trên cộng đồng mạnh lên và thay đổi các cộng đồng này.

Đề cập tới vấn đề tài chính cho người có thu nhập thấp, bà Hồng cho biết, NHNN sẽ ưu tiên cung cấp nhiều hơn các dịch vụ ngân hàng tại vùng sâu, vùng xa. NHNN sẽ tiếp tục đa dạng hóa các hình thức cho vay, như thông qua hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô, tổ vay vốn… NHNN cũng sẽ triển khai một số chính sách tín dụng với ngành như nông nghiệp, ngư nghiệp, cho các chương trình như đánh bắt xa bờ, tái canh cây cà phê… 

M. Hà