Du Yang, 38 tuổi, hiện đang là tài xế xe ôm ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Anh bắt đầu chạy xe vào tháng trước, khi trung tâm tiếng Anh do anh đồng sáng lập phải đóng cửa vì Trung Quốc ban lệnh cấm dạy thêm.

{keywords}

Sau lệnh cấm dạy thêm ở Trung Quốc, Du Yang bỗng dưng mất việc. Anh buộc phải chuyển sang làm nghề xe ôm.

Câu chuyện về một cử nhân chuyên ngành tiếng Anh, có bằng thạc sĩ Luật Kinh tế quốc tế tại ĐH Tôn Trung Sơn danh tiếng đi làm xe ôm nhanh chóng trở thành chủ đề bàn luận trên các phương tiện truyền thông.

Nhiều người chế nhạo và cho rằng “đó là sự lãng phí bằng cấp”. Trong số những lời chỉ trích đó có mẹ của Du Yang. Bà đã yêu cầu anh ngay lập tức phải dừng lại việc làm xe ôm vì cho rằng điều đó như “một sự sỉ nhục”. Thậm chí, con trai của Du Yang cũng không muốn bố tiếp tục công việc này sau khi nghe những lời trêu chọc của các bạn cùng lớp.

“Tuy nhiên, tôi không thấy xấu hổ khi làm công việc này. Ai cũng có những lúc thăng trầm trong cuộc sống, và tôi đang đi qua giai đoạn khó khăn của cuộc đời mình. Tôi cho rằng, dù là ai, chúng ta đều có thể làm việc trong bất cứ ngành nghề nào”, Du Yang nói.

{keywords}

Trước đó, vì tình yêu mãnh liệt với tiếng Anh, anh quyết định sáng lập ra một trung tâm dạy ngoại ngữ, đồng thời cũng trở thành giáo viên đứng lớp. Nhờ đó, anh đã thu về 400.000 nhân dân tệ (khoảng 62.230 USD) mỗi năm. Tuy nhiên, khi trung tâm buộc phải đóng cửa, Du Yang bỗng dưng thất nghiệp.

Anh kể, mình đến với công việc mới rất tình cờ. Vào một ngày cuối tháng trước, khi đang đứng đợi con trai tan học, một người đàn ông nghĩ rằng anh là xe ôm nên đã nhờ chở tới một địa điểm khác.

Ban đầu anh Du Yang sửng sốt từ chối. Nhưng sau khi về nhà, anh lại nghĩ đến việc chạy xe ôm để kiếm sống một thời gian và đã quyết định thử.

Sau đó, anh thuê một chiếc xe máy và mua hai chiếc mũ bảo hiểm. Sau tuần đầu tiên, anh Du Yang nhận ra đây không phải là một công việc đem lại kinh tế ổn định. “Tôi có thể kiếm hàng chục nhân dân tệ mỗi ngày khi đông khách, nhưng đôi khi cũng chỉ kiếm được vài nhân dân tệ”, anh nói.

Trong thời gian chạy xe ôm, anh Du Yang cũng đã quay video ghi lại trải nghiệm thú vị về những nơi mình đi qua, đồng thời đăng tải video chia sẻ về cách học tiếng Anh. Không ngờ, video của anh đã gây sự chú ý với cư dân mạng và khiến cho anh trở nên nổi tiếng.

{keywords}

Trong thời gian chạy xe ôm, anh Du Yang cũng đã quay video ghi lại trải nghiệm thú vị về những nơi mình đi qua, đồng thời đăng tải video chia sẻ về cách học tiếng Anh.

Trước những ý kiến trái chiều, Du Yang cho biết anh không cảm thấy áp lực vì sự đối nghịch giữa học vấn và công việc hiện tại của mình.

“Miễn là có thể làm thật tốt những công việc hiện tại, bạn không cần quan tâm đến nhận xét của người khác. Tôi cho rằng đây có thể là giai đoạn sống động nhất trong cuộc đời mình. Tôi sẽ tận dụng quãng thời gian này để trải nghiệm về những nơi mình đi qua. Dù chưa biết tương lai sẽ ra sao, nhưng tôi vẫn sẽ tiếp tục cố gắng để tiến về phía trước”, anh Du Yang nói.

Thời Vũ (Theo SCMP)

Chuyện '3 bằng đại học vẫn thất nghiệp': Hai vấn đề cần nói rõ

Chuyện '3 bằng đại học vẫn thất nghiệp': Hai vấn đề cần nói rõ

TS Hoàng Ngọc Vinh cho rằng rất cần phát triển hài hòa cả giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học vì nguồn lực con người và sự sáng tạo của con người Việt Nam là vô tận.

Thực hư vụ 70.000 thạc sĩ Trung Quốc đi làm shipper

Thực hư vụ 70.000 thạc sĩ Trung Quốc đi làm shipper

Thông tin do 1 trang mạng đăng tải hôm 18/3 cho biết, số lượng nhân viên giao đồ ăn tại Trung Quốc là hơn 7 triệu người, “trong đó 1%, tức hơn 70.000 người có trình độ từ thạc sĩ trở lên” khiến dư luận 'quốc gia tỷ dân' xôn xao.