- Được kỳ vọng sẽ mang thêm về một tấm huy chương cho đoàn TTVN, nhưng lực sĩ Thạch Kim Tuấn đã có một ngày thi đấu dưới sức. Anh chỉ giật được 130kg, trong khi ở cử đẩy thất bại trong cả 3 lần thực hiện.

Sau khi Ánh Viên, Quý Phước, Hà Thanh thi đấu không thành công, đoàn TTVN đặt nhiều kỳ vọng vào Kim Tuấn và Quốc Toàn ở hạng cân 56 kg, cử tạ nam.

Trước khi lên đường tham dự Olympic Rio 2016, Thạch Kim Tuấn tái phát chấn thương đầu gối. Dẫu vậy, anh vẫn được kỳ vọng sẽ ít nhất mang về tấm HCĐ. môn. Thành tích tập luyện ổn định của anh hiện đã vượt xa mức 287kg từng khiến anh chỉ giành được HCĐ tổng cử tại giải vô địch thế giới 2015. Mục tiêu thầy trò Tuấn đang đặt ra là chinh phục thành công mức tổng cử trên dưới 300kg để đảm bảo có thể tranh chấp sòng phẳng.

{keywords}

Kim Tuấn trắng tay tại Olympic

Trong khi đó, đồng đội của Thạch Kim Tuấn là Trần Lê Quốc Toàn không được đánh giá cao. VĐV người Đà Nẵng bước vào thi trước. Anh cử giật thành công ở mức tạ 117kg ở ngay lần cử đầu tiên. Ở lần cử thứ 2, Trần Lê Quốc Toàn đã nâng mức tạ lên 121kg và anh đã thành công ở mức tạ này. Ở lần cử thứ 3, Trần Lê Quốc Toàn nâng mức tạ lên 123kg. Tuy nhiên anh đã không thành công. Trần Lê Quốc Toàn đã kết thúc phần thi của mình ở nội dung cử giật với thành tích tốt nhất là 121kg. Đây là thành tích kém so với chính Quốc Toàn tại Olympic London cách đây 4 năm.

Với quyết tâm có huy chương, Thạch Kim Tuấn đăng ký mức tạ 130kg. Tuy nhiên, lần cử đầu tiên, có vẻ tâm lý nên anh đã không thành công. Lấy lại bình tĩnh, ở lần cử giật thứ 2, Thạch Kim Tuấn đã vượt qua mức 130 kg.

Lần cử giật thứ 3 ở mức 133kg của Thạch Kim Tuấn đã không thành công. Kết quả tốt nhất ở mức cử giật của niềm hy vọng vàng của cử tạ Việt Nam tại Olympic Rio 2016 là 130 kg. Với mức tạ này, Kim Tuấn sẽ gặp nhiều khó khăn để tranh chấp huy chương. Nhìn sang các đối thủ, ở lần cử giật thứ 3, OM Yun Chol của CHDCND Triều Tiên đã thành công ở mức 134 kg. Trong khi đó, lực sĩ 26 tuổi Long Quing Quan của Trung Quốc không thành công ở mức cử giật 135 kg. Ở lần cử giật cuối cùng, Long Quing Quan đăng ký mức tạ 137 kg (kỷ lục Olympic thiết lập tại Sydney 2000) vã đã thành công. Với sự chênh lệch này, Kim Tuấn đang gặp rất nhiều bất lợi trong việc tranh chấp huy chương.

Bước sang nội dung cử đẩy, Trần Lê Quốc Toàn thành công mức tạ 148 kg ở lần cử đầu tiên. Sau đó anh cử đẩy thành công mức tạ 154, nâng mức tổng cử lên 275 kg. Trần Lê Quốc Toàn bước vào lần cử đẩy thứ 3 với mức tạ 157kg. Nhưng anh đã không thành công. Tổng cử sau 2 nội dung của Quốc Toàn là 275kg.

Trong khi đó, cũng như ở nội dung cử giật, Thạch Kim Tuấn thất bại ở ngay lượt cử đẩy đầu tiên với mức tạ đăng ký 157 kg. Sự khởi đầu của lực sĩ Việt Nam luôn không tốt do anh bị tâm lý. Thạch Kim Tuấn nâng mức tạ lên 160kg ở lượt cử thứ 2 nhưng anh một lần nữa không thực hiện thành công. Thạch Kim Tuấn tiếp tục chọn mức tạ 160kg cho lượt cử thứ 3. Nhưng anh đã lại thất bại. Như vậy, Kim Tuấn đã kết thúc cuộc thi tại Olympic với thất bại nặng nề.

Ở hạng 56kg, Long Qing Quan (Trung Quốc) giành HCV với tổng cử 307 kg, phá kỷ lục Olympic. HCB thuộc về Om Yun Chol (CHDCND Triều Tiên) và HCĐ thuộc về Sinphet Kruaithong (Thái Lan).

Video phần thi của Thạch Kim Tuấn ở Olympic 2016

Là niềm hi vọng huy chương của đoàn thể thao Việt Nam ở môn cử tạ, nhưng lực sĩ Thạch Kim Tuấn đã có một ngày thi đấu dưới sức. Anh chỉ giật được 130kg, trong khi ở cử đẩy thất bại trong cả 3 lần thực hiện.

Hữu Nghiêm