- Việt Nam là một thị trường tiêu dùng năng động không chỉ gắn liền với sự phát triển của môi trường trực tuyến mà còn mở ra những cơ hội rất tiềm năng cho các doanh nghiệp đầu tư. Vì thế, nắm bắt, hiểu rõ và đáp ứng được kịp thời nhu cầu, hành vi và xu hướng của người tiêu dùng sẽ là chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Lấy Uber làm ví dụ khi hai năm trước, thương hiệu này thâm nhập thị trường Việt Nam với tham vọng cung cấp dịch vụ taxi thanh toán bằng thẻ với giá cước rẻ và tiện lợi đến một đất nước mà người tiêu dùng đã từ rất lâu có thói quen đi xe máy và dùng tiền mặt trong giao dịch.
Tuy nhiên, chính nhờ việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùngViệt Nam, Uber đã không ngừng đánh vào tâm lý chi phí rẻ, sự thuận lợi của ứng dụng trên điện thoại, chấp nhận trả tiền mặt và gần đây nhất làm ở hệ thống Uber Moto cho những khách hàng thích đi xe máy. Uber đã biến những thách thức trên thành cơ hội cho chính mình.
Năng lực mua sắm của người Việt Nam
Với dân số hơn 90 triệu người cùng nguồn lao động trẻ dồi dào và sự tăng trưởng của GDP bình quân đầu người, Việt Nam đã và đang là một thị trường kinh doanh rất hấp dẫn cho các doanh nghiệp. Nghiên cứu của chuyên gia kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngân hàng ANZ - Glenn B. Maguiechobiếtgầnhaiphầnba GDP nước ta đến từ tiêu dùng cá nhân. Có thể thấy, năng lực mua sắm của người tiêu dùng Việt đang phát triển mỗi ngày.
Việt Nam là một thị trường tiêu dùng năng động. |
Ông Vaughan Ryan - CEO Nielsen Vietnam đã dự đoán về sự bùng nổ trong tầng lớp trung lưu ở nước ta. Theo ông, đến năm 2020, sẽ có 33 triệu người Việt Nam thuộc tầng lớp này, con số gấp 3 lần hiện tại. Điều này cho thấy khách hàngViệt Nam đã có đủ khả năng tự chủ trong việc mua sắm.Ngày nay, họ không chỉ mua sắm cho gia đình mà nhu cầu mua sắm cho bản thân đang tăng lên rõ rệt khi người Việt trẻ ngày càng tự lập sớm hơn.
Tuy nhiên, vấn đề thu nhập vẫn luôn đóng vai trò quan trọng quyết định năng lực mua sắm của người tiêu dùngViệt, đặc biệt khi 60% dân số tập trung ở vùng nông thôn như hiện nay. Theo Rakesh Singh – giám đốc điều hành của Havas Media Việt Nam,về cơ bản, đa số người Việt Nam có nguồn thu nhập không cao. Sự tăng trưởng kinh tế chậm thời gian vừa qua đã khiến người tiêu dùng ngày càng thắt chặt chi tiêu và cẩn thận hơn khi mua sắm. Không những thế, báo cáo Quý 1, 2016 của Công ty thông tin và đo lường toàn cầu Nielsen còn cho thấy người Việt vẫn luôn có xu hướng tiết kiệm, khi mà 78% tiền nhàn rỗi của họ được để dành cho những khát khao và mong muốn tiêu dùng trong tương lai.
Niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam
Việt Nam vẫn đang là một trong 5 quốc gia có chỉ số niềm tin của người tiêu dùng cao nhất thế giới (theo Báo cáo quý 1 năm 2016 của Công ty Nielsen). Điều này một lần nữa cho thấy những mong đợi và kỳ vọng của người tiêu dùng Việt vào thị trường trong tương lai.Tuy nhiên, là một quốc gia có dân số trẻ (với 57% dân số dưới 35 tuổi), Việt Nam đang có một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng coi việc chi tiêu hàng ngày không còn chỉ với mục đích “đủ ăn, đủ mặc”.Yêu cầu của người tiêu dùng Việt đang dần tăng cao và có thể nói đây vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức cho các doanh nghiệp khi đến với thị trường nước ta.
Sự ảnh hưởng của Internet và Công nghệ kỹ thuật số đến người tiêu dùng Việt Nam
Mạng Internet và công nghệ kỹ thuật số đang khiến việc xem xét, so sánh và tìm hiểu thông tin về sản phầm, dịch vụ với người tiêu dùng trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng Việt Nam đã và đang cho thấy sự gia tăng không ngừng trong việc tìm kiếm thông tin mua sắm và tiêu dùng qua mạng trước khi đi đến quyết định mua cuối cùng. Đặc biệt với dân số trẻ như hiện nay, “sự luôn vận động” của khách hàng có thể coi là đặc điểm quan trọng của thị trường nước ta.Có thể nói những kênh mua sắm trực tuyến như Lazada, Zalora,…đã dẫn đầu trong việc đi đúng hướng để bắt kịp xu thế này.
Nhìn chung, mức thu nhập trung bình, tỷ lệ dân số trẻ cùng sự lan truyền nhanh chóng của Internet và công nghệ kỹ thuật số đã tạo nên những đặc trưng cơ bản của người tiêu dùng Việt Nam: xu hướng tiết kiệm, sự nhạy cảm với giá cả, và sự không ngừng vận động. Tuy nhiên, chỉ số niềm tin người tiêu dùng lại phần nào cho thấy cơ hội rất lớn của các doanh nghiệp trong việc thỏa mãn kỳ vọng tương lai của thị trường tiêu dùng nước ta.
Làm thế nào để thấu hiểu sâu sắc người tiêu dùng? Cảm nhận rõ ràng và thấu hiểu hành vi tiêu dùng? Mấu chốt của truyền tải thông điệp sau khi thấu hiểu sâu sắc người tiêu dùng là gì? Những bài học thành công và cả những thất bại của các doanh nghiệp “sừng sỏ” trong lĩnh vực này trên sân chơi quốc tế sẽ là những bài học kinh nghiệm sâu sắc và quý báu cho các công ty, tổ chức tại Việt Nam. Tất cả sẽ được “bậc thầy phù thủy thương hiệu”, GS. John Quelch, GS Đại học Kinh doanh Harvard, một trong những bậc thầy có ảnh hưởng nhất và uyên bác nhất của giới tinh hoa maketting thế giới phân tích và trình bày thông qua các Phân tích tình huống cụ thể (Case Study) của Giáo sư trong buổi thuyết giảng trong sự kiện Một ngày Harvard tại Việt Nam kỳ thứ 9, sự kiện nằm trong Hội nghị thường niên CEO Summit do Vietnam Report tổ chức tại KS Sheraton, Hà Nội vào ngày 27/7/2016 tới đây. |
Linh Nguyễn – Vietnam Report