1. Thầy giáo nào từng dạy 4 vị vua?
-
Lê Quý Đôn
0%
- Chu Văn An
0%- Nguyễn Bỉnh Khiêm
0%- Nguyễn Đình Chiểu
0%Chính xácThầy giáo Chu Văn An sinh năm 1292 tại làng Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về quê mở trường dạy học.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông có “tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, không cầu lợi lộc”. Với học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học trò của ông đầy cửa, “thường có kẻ đỗ đại khoa”.
Phẩm giá, đức độ, danh tiếng của ông không ngừng vang xa đến tận kinh thành. Vua Trần Minh Tông một lần mời ông ra giúp nước, không phải mời ông làm quan mà là dạy học. Được tin Chu Văn An nhận lời, vua Trần Minh Tông mừng rỡ, giao giữ chức Tư nghiệp (Hiệu trưởng) Quốc Tử Giám.
2. 4 vị vua nào là học trò của ông?
-
Trần Dụ Tông, Trần Minh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hiến Tông
0%
- Trần Minh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông
0%- Trần Nhân Tông, Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông
0%- Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, Trần Dụ Tông
0%Chính xácThầy giáo Chu Văn An được suy tôn là vạn thế sư biểu. Dù được phong chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám nhưng những năm đầu, ông chỉ có trách nhiệm chính là kèm cặp thái tử Trần Vượng, đào tạo vua mới cho nước nhà. 4 vị vua nhà Trần từng là học trò của ông gồm: Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, Trần Dụ Tông
3. Ông từng dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần dưới thời vua nào?
-
Trần Dụ Tông
0%
- Trần Nghệ Tông
0%- Trần Duệ Tông
0%- Trần Hiến Tông
0%Chính xácKhi vua Trần Dụ Tông lên ngôi, triều chính đất nước rối ren. Vua ham chơi bời, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ tắc oai tắc quái, làm loạn phép nước. Thấy chính sự bê bối, Chu Văn An phẫn nộ, dâng sớ xin chém 7 kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế được vua yêu.
4. Ông ra sao sau khi dâng “Thất trảm sớ”?
-
Bị đi đày
0%
- Rời về quê dạy học
0%- Bị tước mũ quan
0%- Bị xử trảm
0%Chính xácTheo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi dâng “Thất trảm sớ”, thấy vua phớt lờ, Chu Văn An rời kinh thành về vùng đất Chí Linh (Hải Dương) mở trường tiếp tục dạy học. Lúc này, ông lấy hiệu là Tiều Ẩn, xem việc dạy học, làm thơ cho vui. Từ khi ông về, Chí Linh dấy lên phong trào học tập, nhiều trò của ông học giỏi nổi tiếng.
5. Người nào sau đây là học trò của thầy giáo này?
-
Nguyễn Dữ
0%
- Phùng Khắc Khoan
0%- Phạm Sư Mạnh
0%- Lương Hữu Khánh
0%Chính xácTể tướng Phạm Sư Mạnh là học trò của thầy giáo Chu Văn An. Ông luôn quan niệm “muốn dạy trò tốt thầy phải nghiêm”. Một lần, tể tướng Phạm Sư Mạnh về thăm thầy. Để dọn đường cho kiệu đi qua, quân lính vung roi, thét loa huyên náo cả vùng.
Chuyện đến tai thầy, lúc Phạm Sư Mạnh vào nhà, ông chỉ thẳng vào mặt và trách: “Về thăm thầy mà làm náo động cả bàn dân thiên hạ, ta còn mặt mũi nào mà ngẩng đầu lên nhìn mọi người?”. Nói rồi, ông phủi áo đi vào nhà trong. Tể tướng Phạm Sư Mạnh vừa sợ, vừa ân hận, cứ quỳ gối bên giường chờ thầy tha lỗi, rồi mới dám về.
- Phùng Khắc Khoan
- Rời về quê dạy học
- Trần Nghệ Tông
- Trần Minh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông
- Chu Văn An