Đối với thế giới, Triều tiên luôn là một quốc gia bí ẩn và thu hút sự tò mò. Giới truyền thông phương Tây luôn khắc họa đất nước này với một hình ảnh nghèo nàn, cơm ăn không đủ no, các phương tiện giao thông lạc hậu, người dân chủ yếu chỉ đi bộ. Thế nhưng trong thực tế, mấy năm gần đây, Triều tiên đã phát triển nhanh cả về cơ sở vật chất giao thông lẫn số lượng các phương tiện tham gia. Một nền văn hóa xe hơi cũng manh nha bắt đầu hình thành.

Nếu có cơ hội được đặt chân tới Bình Nhưỡng, thủ đô của Triều Tiên bạn sẽ thấy thành phố này đang có những bước chuyển mình. Hệ thống đường xá được mở rộng và hiện đại hóa. Đèn xanh đỏ đã thay thế cảnh sát làm nhiệm vụ điều tiết giao thông tại các ngã tư lớn. Đáng chú ý, tỉ lệ diện tích dành cho hạ tầng giao thông so với mật độ dân số luôn được đảm bảo. Dù sau này lượng phương tiện có tăng cao, người dân Bình Nhưỡng cũng không lo gặp phải cảnh tắc đường như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh.

{keywords}

Trong số những phương tiện đang lưu thông trên đường phố, chiếm tỉ lệ lớn nhất là mẫu xe UAZ do Liên Xô sản xuất. Bạn sẽ thấy những chiếc UAZ – 469 dẫn động 4 bánh có mặt ở khắp nơi, trường học, công viên hay thư viện. Với một đất nước có địa hình nhiều đồi núi như Triều Tiên, việc chiếc xe này được ưa thích cũng là điều dễ hiểu.

Khoảng một nửa xe đang lưu thông ở Triều tiên được sản xuất từ những năm 50 tới những năm 70, số còn lại là xe mới nhập khẩu và xe sản xuất trong nước.

Những chiếc Volga này trong quá khứ từng là biểu tượng của địa vị xã hội và sự giàu có nhưng giờ đây dần được thay thế bằng những mẫu xe sang như Hummer, Audi…

{keywords}

Chúng được nhập về để phục vụ tầng lớp giàu có mới nổi tại Triều Tiên. Hầu hết họ là những thương nhân mới, những quan chức trong chính phủ.

Trong khi đó, hình ảnh của tầng lớp trung lưu lại gắn liền với những chiếc Taxi. Số lượng Taxi ở Triểu tiên tăng vọt từ năm 2013 sau khi nước này nhập khẩu một loạt xe từ Trung Quốc. Hiện có 4 hãng Taxi đang hoạt động tại Bình Nhưỡng.

Chủ yếu dùng để đưa đón khách du lịch, các nhân viên ngoại quốc và tầng lớp trung lưu đi làm hàng ngày. Giá cước khoảng 1 USD/km. Một số tiền không rẻ đối với một quốc gia như Triều Tiên.

Còn lại, đối với đại đa số người dân Bình Nhưỡng, phương tiện đi lại chính vẫn là xe buýt và tàu điện công cộng. Do sự khan hiếm xăng dầu, ban đầu chính phủ Triều tiên cho xây dựng những tuyến xe buýt điện quanh Bình Nhưỡng. Sau này khi những chiếc xe buýt điện cũng trở nên quá tải, chính quyền đã quyết định mở thêm 1 hệ thống tàu điện. Tuyến tàu điện đầu tiên được khai trương vào năm 1991.

Triều Tiên cũng có ngành sản xuất xe hơi của riêng mình.

Pyeonghwa Motors được thành lập năm 1999 dưới sự hợp tác của Triều Tiên và Hàn Quốc. Hãng xe này được độc quyền sản xuất, mua bán ô tô nội địa ở Triều Tiên. Tuy vậy, số người có thể sở hữu ô tô ở Triều Tiên rất ít, giới thượng lưu thì lại chỉ thích xe nhập ngoại nên mỗi năm hãng xe này chỉ bán được dưới 1 nghìn chiếc mặc dù công suất cực đại của nhà máy lên tới 10 nghìn chiếc một năm.

Việt Nam là thị trường duy nhất ngoài Triều Tiên có bán xe của Pyeonghwa Motors. Được phân phối qua Mekong Auto, 2 mẫu xe Pronto và Premio đều có giá rất phải chăng. Chỉ khoảng 300-450 triệu đồng cho một chiếc bán tải hoặc SUV thế nhưng cũng giống tại Triều Tiên số lượng bán ra vô cùng bi đát.

Nhìn chung đối với người dân Bình Nhưỡng, cuộc sống đang thay đổi hàng ngày, hiện đại và dễ chịu hơn so với 5 năm trước đây rất nhiều. Không biết liệu làn sóng hiện đại hóa này có thể vươn tới được những vùng nông thôn Triều Tiên hay không.

Nơi đây hầu như vẫn thiếu điện và càng không có trạm xăng dầu. Những chiếc ô tô phải sử dụng nhiên liệu thay thế là gỗ và than.

Theo lời truyền thông Triều Tiên, nhà lãnh đạo tối cao đã phải vận dụng kiến thức sâu sắc của mình về động cơ đốt trong để phát minh ra công nghệ độc quyền này.

Những hình ảnh thú vị về giao thông và xe cộ tại Bắc Triều Tiên:

{keywords}{keywords}{keywords}{keywords} {keywords}{keywords}{keywords}
{keywords}
{keywords}{keywords}{keywords}{keywords} {keywords}{keywords}{keywords}
{keywords}

Theo Lao Động