Vật lộn với tìm kiếm nhân sự trong mùa dịch, các doanh nghiệp Singapore chuyển sang triển khai robot cho các nhiệm vụ khác nhau. Singapore thường dựa vào lao động nước ngoài song số lượng đã giảm khoảng 235.700 người từ tháng 12/2019 đến tháng 9/2021, theo Bộ Lao động. Dù vậy, Covid-19 lại tăng tốc ứng dụng công nghệ và tự động hóa của các doanh nghiệp.

{keywords}
Chó robot của Boston Dynamics

Tại một công trường Singapore, robot bốn chân Spot do Boston Dynamics chế tạo quét các vùng bùn và sỏi để kiểm tra tiến độ công việc. Dữ liệu được gửi ngược về phòng điều khiển của công ty xây dựng Gammon. Michael O'Connell, Tổng Giám đốc Gammon, cho biết nhờ có Spot, họ chỉ cần 1 nhân viên, thay vì 2 như trước đây. Theo ông, thay thế con người bằng các giải pháp tự động đang thu hút sự chú ý.

{keywords}
Robot trong Thư viện Quốc gia Singapore

Trong khi đó, Thư viện Quốc gia Singapore sử dụng hai robot “đọc kệ”, có khả năng quét nhãn trên 100.000 cuốn sách mỗi ngày. tương đương 30% kho sách. Lee Yee Fuang, trợ lý Giám đốc thư viện, chia sẻ, việc này giúp nhân viên không còn phải đọc từng đầu sách trên kệ và giảm tải quy trình, công sức của mọi người.

Theo báo cáo năm 2021 của Liên đoàn robot quốc tế, Singapore đạt tỉ lệ 605 robot/10.000 nhân viên trong ngành sản xuất, cao thứ hai thế giới, chỉ sau Hàn Quốc (932/10.000).

{keywords}
Robot pha chế của Crown Digital

Robot còn thực hiện các công việc phục vụ khách hàng, với hơn 30 ga điện ngầm dự định dùng robot để pha chế café cho hành khách. Keith Tan, CEO Crown Digital - công ty chế tạo robot pha chế - cho biết nó sẽ giúp khắc phục điểm yếu lớn nhất trong ngành thực phẩm và đồ uống, đó là tìm kiếm nhân viên, trong khi tạo ra các vị trí được trả lương cao nhằm hỗ trợ tự động hóa lĩnh vực này.

Dù vậy, một số người dùng thử dịch vụ vẫn khao khát được tương tác với con người. “Chúng tôi luôn muốn một chút gì đó của con người”, hành khách Ashish Kumar bày tỏ khi đang nhấm nháp món đồ uống do robot phục vụ.

Du Lam (Theo Reuters)

Học sinh Phú Thọ, TP.HCM trải nghiệm thực tế với robot giáo dục và ngôn ngữ lập trình

Học sinh Phú Thọ, TP.HCM trải nghiệm thực tế với robot giáo dục và ngôn ngữ lập trình

Chương trình tập huấn trực tuyến vừa được Trung tâm xuất sắc về kỹ thuật số (CODE), Đại học RMIT tổ chức, đem đến cho học sinh 2 trường trung học ở Phú Thọ và TP.HCM trải nghiệm thực tế với robot giáo dục và ngôn ngữ lập trình.