- Thu nhập của giáo viên thường được chia thành 2 nhóm: nhóm 1 sống bằng lương hệ số, nhóm thứ 2 sống bằng thu nhập dạy thêm. Giáo viên dạy thêm dù ở thành phố hay nông thôn, nếu “đắt sô”, thì đều có thu nhập rất ổn.

Thu nhập giáo viên: Nghề tay trái nuôi nghề tay phải

"Chưa bao giờ tôi thấy áp lực của nghề giáo lớn đến thế"

{keywords}
Học sinh ôn thi ở một trung tâm dạy thêm. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Tất cả những nhân vật được phỏng vấn trong bài viết này đều khẳng định rằng, chưa bàn đến các yếu tố khác, những giáo viên dạy thêm trước tiên phải là những người dạy tốt, được học sinh tín nhiệm.

Tần suất dạy thêm và mức học phí cũng phụ thuộc nhiều vào năng lực của thầy cô. Ngoài ra còn những yếu tố phụ khác như quy mô lớp học, thời gian mỗi buổi học, cấp học…

Chị Hằng – một phụ huynh có con đang học cấp 1 ở Hà Nội, cũng từng cho con “chinh chiến” nhiều lớp học thêm – chia sẻ rằng, học phí mỗi buổi học thêm phụ thuộc rất nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu dao động từ 100 nghìn đến 180 nghìn/ buổi. Trừ những thầy cô cực kỳ đặc biệt thì mức giá trên 200 nghìn là hiếm.

“Thông thường nhất là 100-150 nghìn đồng/buổi. Mình cho con học cao nhất là lớp Toán 180 nghìn/ buổi nhưng thầy dạy đến 3 tiếng, chỉ có 20 học sinh/ lớp, trong khi các lớp khác chỉ dạy từ 1,5 đến 2 tiếng”.

Chị Hằng cho biết, với mức học phí đó, các thầy cô chị chọn cho con học đều là những người “có thành tích” cả.

Cho con đi học thêm với tư cách phụ huynh nhưng cũng làm trong ngành giáo dục nên chị Hằng khá thân thiết với các thầy cô. Chị tiết lộ, thu nhập các thầy cô đi dạy thêm một vài chục triệu một tháng là bình thường.

“Thu nhập của các thầy cô cũng chia thành nhiều mức độ: thầy cô trường công chỉ dạy thêm ít, thầy cô dạy trung tâm “cày” nhiều, hay thầy cô đứng ra mở trung tâm…”

Ví dụ như các cô dạy ở trường con chị, ngoài giờ lên lớp cũng có dạy thêm nhưng chỉ thu vài trăm nghìn một tháng mỗi học sinh. Cả lớp có hơn 50 học sinh nhưng không phải em nào cũng đi học hết, nhân lên mỗi cô thu được khoảng chục triệu một tháng.

“Các cô dạy lớp 1 thì thu nhập lại cao hơn, vì ngoài luyện cho học sinh của mình còn luyện cho lớp kế tiếp sắp vào lớp 1. Thầy cô dạy thuê cho trung tâm thì được trả vài trăm nghìn/ ca dài 2 tiếng. Nếu cô tự thuê nhà, tự thu chi thì cao nhất là 180 nghìn/ buổi” – chị Hằng chia sẻ.

Tuy nhiên, có những trường hợp cá biệt mà bà mẹ này kể lại: “Mình có biết một phụ huynh ở Thanh Hóa, thứ 7 tuần nào cũng đưa con lên Hà Nội học 2 tiếng môn Toán dạy bằng tiếng Anh để cho đi thi. Học phí cho 2 tiếng là 700 nghìn/ buổi, học 1 thầy 1 trò”.

“Còn lại, mức học phí dưới 200 nghìn/ buổi là phổ biến nhất. Thầy cô thu nhập cao vì dạy nhiều. Có những thầy cô uy tín dạy kín lịch. Mình có quen một thầy giáo trẻ dạy kín lịch, thu nhập tính sơ sơ khoảng 40-50 triệu/ tháng, nhưng thực sự vất vả, không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí. Cá biệt có những người thu nhập ‘khủng’ lên tới 9 con số - tức cả trăm triệu đồng/ tháng. Nhưng đó là những thầy cô không dạy trong trường, mà chỉ “cày” ở trung tâm”.

{keywords}
Học phí học thêm ở thành phố và nông thôn chênh lệch khá lớn. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Trong khi đó, cô Trang – một giáo viên tiếng Anh tiểu học ở trường công Hà Nội chia sẻ, chị và các đồng nghiệp dạy thêm chỉ lấy 60-70 nghìn/ buổi. Lớp học quy mô dưới 12 học sinh, học trong vòng 1 tiếng rưỡi.

“Thường thì mỗi lớp dạy 2 buổi/tuần. Mỗi cô dạy từ 2-3 lớp là đã mệt rồi, vì còn công việc ở trường nữa. Có những cô dạy chính học sinh của mình ở trường, có những cô tập hợp lớp bên ngoài, gần khu nhà mình ở. Cá biệt có cô “cày” 6-8 lớp nhưng với điều kiện là ban ngày ít dạy trên trường”.

Cô Trang cho biết, thông thường các cô dạy khoảng 2 lớp – tức 4 buổi/ tuần. Mỗi buổi thu về khoảng 500 nghìn vì có cô còn phải trả tiền thuê địa điểm, mỗi tháng thu nhập khoảng 8 triệu đồng từ dạy thêm, cộng với lương dạy chính ở trường là cũng tạm đủ sống.

“Với môn tiếng Anh thì bây giờ các em ra trung tâm học cũng nhiều. Ra trung tâm còn có giáo viên người nước ngoài, phụ huynh thích hơn” – cô Trang tâm sự.

Đó là thu nhập của những giáo viên ở Hà Nội. Còn ở khu vực nông thôn, mức học phí mỗi buổi học thấp hơn rất nhiều nhưng số lượng học sinh mỗi lớp lại tăng lên.

Ngọc Anh – một học sinh lớp 12 ở một huyện nông thôn của TP. Hải Phòng cho biết, học phí mỗi buổi học thêm của em là 25 nghìn đồng, mỗi lớp trên 40 học sinh. Mỗi môn thường học 2 buổi/ tuần. Mỗi thầy cô dạy khoảng 2-3 lớp. Như vậy, thu nhập của thầy cô dao động từ 16-24 triệu đồng/ tháng chưa trừ chi phí thuê địa điểm.

Chia sẻ về việc dạy thêm của các thầy cô, chị Hằng cho biết: “Dạy thêm không xấu. Phần nhiều là do phụ huynh có nhu cầu. Nhiều lớp học thêm của con mình là thầy ở ngoài trường, không ai ép buộc, mà ngược lại con rất thích. Và cũng phải học thêm con mới có đủ kiến thức để đáp ứng cho các kỳ thi sau này”.

Bà mẹ này cũng rất chia sẻ với các thầy cô dạy thêm: “Để kiếm được thu nhập từ dạy thêm, thầy cô cũng rất vất vả. Phụ huynh và học sinh bây giờ rất tinh và có chọn lọc. Không phải thầy cô nào cũng dạy thêm được”.

Nguyễn Thảo

Băn khoăn xử phạt dạy thêm, la mắng học trò

Băn khoăn xử phạt dạy thêm, la mắng học trò

Dự thảo xử phạt hành chính các vi phạm trong giáo dục điều chỉnh nhiều vấn đề, trong đó nổi lên nhiều băn khoăn hơn cả là những mức xử phạt liên quan đến dạy thêm, học thêm và xúc phạm người dạy, người học.

Hiệu phó tố cáo,  trường điểm bị thu hồi hơn 1 tỷ tiền dạy thêm sai quy định

Hiệu phó tố cáo, trường điểm bị thu hồi hơn 1 tỷ tiền dạy thêm sai quy định

Thanh tra huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) yêu cầu thu hồi hơn 1.1 tỷ đồng tiền dạy thêm sai quy định từ một lá đơn tố cáo của giáo viên trong trường.

Dạy thêm, học thêm: Ngày càng biến tướng

Dạy thêm, học thêm: Ngày càng biến tướng

Những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục ngày càng xuất hiện nhiều biến tướng, tinh vi, tiếp tục gây bức xúc trong xã hội.

Học sinh phản ứng dạy thêm, nghiên cứu thiếu ngủ

Học sinh phản ứng dạy thêm, nghiên cứu thiếu ngủ

Trong tuần lễ đầu tiên của năm 2018, thông tin giáo dục trên báo chí đáng chú ý là những góp ý với dự luật giáo dục, tiếng nói của học sinh về học thêm, thiếu ngủ...

Dạy thêm, học thêm: Góc nhìn của người trong cuộc

Dạy thêm, học thêm: Góc nhìn của người trong cuộc

"Nếu năng lực nghề nghiệp của chúng ta chưa giỏi, chúng ta hãy chấp nhận mức lương đó, hoặc chuyển làm nghề khác" - cô giáo Nguyễn Thanh Huyền nhắn nhủ đồng nghiệp.