Đây là thông điệp được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình đưa ra tại tại hội thảo về thành phố thông minh do UBND Thừa Thiên Huế phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức.

Theo tin từ Cổng thông tin Thừa Thiên Huế, tại hội thảo, lãnh đạo Sở TT&TT Huế, năm 2021 tỉnh đã chủ động triển khai nhiều hoạt động chuyển đổi số nhằm sớm thích ứng với xu thế phát triển mới trên 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

{keywords}
Quy hoạch đô thị thông minh và bao trùm là hướng đi cho các địa phương nói chung. Ảnh minh họa

Đến nay, tỉnh đạt được một số thành tựu nhất định mà nổi bật là Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh Thừa Thiên Huế (IOC) với hàng chục dịch vụ được triển khai nhằm phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước; Thừa Thiên Huế xếp 1/63 tỉnh/thành phố toàn quốc về chính phủ điện tử cấp tỉnh; xếp hạng 2/63 tỉnh/thành phố về ICT Index; đạt giải thưởng Viễn thông Châu Á Dự án dịch vụ đô thị thông minh với hạng mục thành phố thông minh.

Cũng theo lãnh đạo Sở TT&TT Thừa Thiên Huế, tỉnh cũng đã ưu tiên nguồn lực, hỗ trợ hệ sinh thái các doanh nghiệp trong phát triển đô thị thông minh, chuyển đổi số.

Theo các chuyên gia, kết quả nghiên cứu “Tạo dựng thành phố đáng sống” tập trung phân tích, đánh giá về những thách thức về đô thị hóa của khu vực cùng các giải pháp theo 5 lĩnh vực ưu tiên bao gồm: Quy hoạch đô thị thông minh và bao trùm; giao thông bền vững; các nguồn năng lượng bền vững làm giảm ô nhiễm; tài chính sáng tạo để thu hẹp khoảng cách về nguồn lực; khả năng chống chịu lớn hơn trước khí hậu và thiên tai.

Ông Alexander David Nash, chuyên gia phát triển đô thị của ADB dự báo trong thời gian tới tỷ lệ đô thị hóa của khu vực thành phố thông minh sẽ tăng cao. Để quy hoạch các đô thị đáng sống và bền vững, lấy con người làm trung tâm và dễ dàng tiếp cận, Chính phủ nói chung và Thừa Thiên Huế phải thực hiện quy hoạch đô thị thông minh và bao trùm. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tin tưởng, sau hội thảo lần này, mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và ADB sẽ được tiếp tục nâng cao, giúp tỉnh Thừa Thiên Huế dần dần trở thành địa phương nằm trong nhóm đầu của cả nước về ứng dụng CNTT trong quản lý đô thị. Lãnh đạo Thừa Thiên Huế cũng khẳng định, tỉnh luôn sẵn sàng chào đón các tổ chức quốc tế, nhà tư vấn, doanh nghiệp đến hợp tác phát triển các dự án chuyển đổi số, đô thị thông minh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình bày tỏ mong muốn ADB cùng các tổ chức tiếp tục quan tâm hỗ trợ nâng cao năng lực cho Thừa Thiên Huế trong chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh trong đó có các ứng dụng hữu ích như quản lý xã hội, môi trường, y tế, giáo dục, du lịch…

D.V

Hàng loạt tỉnh phía Nam lên kế hoạch phát triển đô thị thông minh đến 2025

Hàng loạt tỉnh phía Nam lên kế hoạch phát triển đô thị thông minh đến 2025

Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, hay Tiền Giang đều đã lên kế hoạch cụ thể đến năm 2025 trong mục tiêu xây dựng đô thị thông minh.