Ở Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội có một ngọn núi nhỏ chỉ vỏn vẹn với 4 phiến đá cao hơn đầu người. Từ lâu người ta vẫn truyền miệng rằng dưới 4 phiến đá này là cả một kho báu lớn toàn vàng bạc châu báu.
TIN BÀI KHÁC
Vụ bắt giữ gái mại dâm chấn động Trung Quốc
Hiệp gà 'đùa giỡn' với khán giả yêu mến anh?
Không biết lời đồn ấy có từ bao giờ nhưng cũng có khá nhiều người muốn thử vận may đổi đời mà không thành.
Núi thiêng |
Xã Vân Côn chỉ cách trung tâm Thủ đô hơn chục cây số về phía Tây Nam. Cuộc sống người dân nơi đây đã có nhiều đổi thay, nhất là từ khi tuyến đường cao tốc Láng - Hòa Lạc đi vào sử dụng. Ít ai biết ở Vân Côn vẫn truyền miệng nhau câu chuyện ngọn núi chứa kho báu từ xa xưa cho đến tận ngày hôm nay. Người dân Vân Côn gọi ngọn núi đó là núi Bạch Tuyết hay núi Cô Tiên. Nhiều người tin rằng dưới sâu ngọn núi này có "hầm thần của" linh thiêng, nhưng lại được "yểm bùa". Có giải được bùa mới lấy của ra được. Từ đó mà rất nhiều tình tiết ly kỳ được thêu dệt nên rằng Vân Côn là đất thánh có nhiều lộc trời.
Dưới các ngôi đền, ngọn núi hay dòng sông bất cứ đâu ở mảnh đất này đều chứa ngọc ngà châu báu. Mỗi "kho báu" ấy đều được "yểm bùa". Chính vì vậy, mảnh đất được cho là rất nhiều của cải quý giá nhưng chưa ai lấy được càng có vẻ thần bí, linh thiêng vẫn mãi lưu truyền. Một người dân đã giới thiệu về ngọn núi như một hướng dẫn viên du lịch: "Về Vân Côn mà không thăm "núi thần" thì phí. Đây là nơi thiêng liêng nhất ở cái xã này. Đồn rằng, dưới núi có cô công chúa bị chôn sống làm "thần giữ của". Bình thường, cứ đến ngày rằm, ngày lễ... người dân đến đây xin lộc rất đông!".
Núi Bạch Tuyết không lớn như chúng tôi mường tượng. Núi thiêng này được tạo nên bởi 4 phiến đá trắng phau cao hơn đầu người. Các phiến đá nằm gối lên nhau tạo nên một lối đi lên đỉnh. Theo thời gian các phiến đá cũng đã bạc màu. Trên đỉnh núi là những tán cây xanh tốt um tùm. Ngày mùng một hoặc ngày rằm, người dân thập phương đến núi hương khói rất đông.
Bà Cấm: "Không có cơ sở để nói dưới đá có kho báu" |
Thực
Trước thông tin núi Bạch Tuyết có nhiều vàng bạc, châu báu, không ít người nổi mộng làm giàu đã tìm đến khám phá. Thế nhưng, chẳng biết vì sao mà "núi thần của" vẫn được giữ nguyên. Kho báu chẳng ai có thể "sờ" đến và lời đồn thổi về "núi thần" cứ thế im ỉm theo thời gian, chẳng được lý giải một cách thấu tình đạt lý cho đến bây giờ. Được sự giới thiệu của người dân địa phương, chúng tôi đến gặp ông Nguyễn Tài Hận, một đại gia máu mặt thời ấy đã thuê cả một đội quân đến khai quật "núi thần của" nhằm giải mã bí ẩn này. Khi gặp chúng tôi, ông Hận tỏ ra bối rối.
Ông Hận kể, ngày đó, đội quân của ông có gần 10 người. Sau 4 ngày liên tục khám phá, mọi bí ẩn ở "núi thần của" gần như hé mở. Hai ngày đầu, đoàn đã khám phá ra 2 hàng đá được xếp song song thành 2 lối, khoảng 40 - 50 khối đá. Tiếp đó đoàn phát hiện hình một con rùa và nhiều mô đất bí ẩn xung quanh.
Ông Hận, người khai thác núi thiêng năm xưa |
Anh Đồng, một thanh niên tham gia đội quân khi xưa nhớ lại: "Ngày ấy, nghe dưới núi có kho báu, ai cũng muốn khám phá. Nhưng lật hết hòn đá này đến hòn đá khác vẫn chẳng thấy gì quý giá. Có lẽ, kho báu dưới núi là lời đồn thổi. Nhiều người bảo bị ma ám chưa hẳn đã đúng". Để tìm hiểu thực hư, chúng tôi tìm gặp bà Đỗ Thị Cấm - người đã có thâm niêm hơn 20 năm trông coi ngọn núi lạ này. Bà Cấm cho biết: "Trên đỉnh núi, dân làng Vân Côn thờ bà chúa Hẹ và quan Thượng Lềnh, chứ không phải như người ta đồn thổi. Ngọn núi là 4 tảng đá tự dưng mọc lên. Thuở nhỏ tôi thấy núi có phần nhỏ hơn bây giờ.
Có lẽ nó đã lớn lên chút ít. Chuyện có kho báu phía dưới hay không, đúng là người ta rỉ tai nhau. Theo tôi, không có cơ sở để nói dưới 4 tảng đá kia có kho báu. Nếu theo truyền miệng thì dưới 4 tảng đá ấy có chôn ấn tín. Ấn tín gì thì cũng không ai rõ. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là giả thiết. Những năm 1983 - 1984 đã có người đến đào núi để tìm của cải, tuy nhiên sau đó không hiểu vì lý do gì mà cuộc đào núi bất thành. Từ ngày đó đến bây giờ không ai còn có ý định đào núi tìm của cải hay ấn tín nữa. Nhưng càng ngày thì khách thập phương đến hương khói những ngày lễ càng đông".
Bà Cấm khẳng định chuyện kho báu dưới chân núi là không có cơ sở nhưng không hiểu sao người dân trong vùng vẫn đồn thổi về một tài sản lớn nằm dưới lòng đất ấy. "Đó là một ngọn núi thiêng bởi nó thờ các thần. Nhưng có lẽ sự việc đã bị "tam sao thất bản", mọi người đẩy câu chuyện sang một hướng không chính xác". Ông Nguyễn Sỹ Tiến, cán bộ văn hóa xã Vân Côn cho biết: "Tôi cho rằng lời đồn nhiều người bị "ma bắt" hay dưới núi Bạch Tuyết có "hầm thần của" là không có căn cứ". Ông Tiến cho biết thêm, hiện cứ ngày rằm, ngày lễ... người dân thường đến thắp hương, cúng lễ tại núi Bạch Tuyết rất đông.
Người dân ở đây thấy núi linh thiêng đã gọi nhau đóng góp xây dựng bảo vệ di tích. Tuy nhiên, đây là điểm không nằm trong diện bảo tồn văn hóa nên chưa có sự quan tâm nào từ các cấp chính quyền.
(Theo Gia đình & Xã hội )