Đồng tác giả của nghiên cứu, Lars Forsberg, nhà di truyền học tại Đại học Uppsala cho biết: "Nam giới hút thuốc sẽ có nguy cơ mất các nhiễm sắc thể Y cao hơn so với người bình thường. Đây là một dạng đột biến phổ biến nhất ở con người và nó có liên quan trực tiếp tới các bệnh ung thư." Trước đây, các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu rõ mối liên hệ trực tiếp giữa thuốc lá với các căn bệnh ung thư mà đặc biệt là ung thư phổi. Do đó, phát hiện trên đây vẫn còn khá sơ khai nhưng giờ đây, chúng ta đã biết rõ ràng rằng những người đàn ông nghiện thuốc lá có tần suất mất nhiễm sắc thể Y rất cao.

Bao thuốc và bật lửa khiến game thủ bớt 'chuẩn men' cả về mặt sức khỏe lẫn hình ảnh trong mắt người đối diện

Ở khía cạnh sinh học, các nghiên cứu cho thấy động vật có vú thường sỡ hữu cặp nhiễm sắc thể quy định giới tính là X và Y, chứa nhiều gen rất quan trọng. Hầu hết đàn ông đều có nhiễm sắc thể X và Y trong khi phụ nữ thì có 2 nhiễm sắc thể X, trừ một số ít ngoại lệ. Trong nghiên cứu, người ta đã kêu gọi 6.000 tình nguyện viên là nam giới có độ tuổi trên 48, chia thành 3 nhóm nghiên cứu độc lập và phân tích DNA trong tế bào máu của họ. Kết quả cho thấy những người nghiện thuốc của tỷ lệ mất nhiễm sắc thể Y cao hơn so với người không hút.



Theo các nhà nghiên cứu, mức độ mất nhiễm sắc thể Y còn phụ thuộc vào người nam đó nghiện nặng hay không. Điều đó có nghĩa là càng hút nhiều thì tỷ lệ mất Y càng cao. Điều này rất nguy hiểm với các nam game thủ - những người thường "kè kè" bao thuốc mỗi khi chơi game. Việc mất nhiễm sắc thể Y trong quá trình phân bào chỉ xảy đến đối với những người đang hút thuốc. Khi khảo sát những người đã ngừng hút, các nhà nghiên cứu không thấy sự khác biệt giữa DNA của họ đối với người bình thường. Một cách lạc quan, có thể giả thuyết rằng hiệu ứng mất nhiễm sắc thể Y có thể đảo ngược và nếu ngừng hút, bạn sẽ bình thường trở lại. Tuy nhiên, vẫn có một giả thuyết kém lạc quan hơn là có thể, vì một lý do nào đó những người ngừng hút, và trước đó đã bị mất nhiễm sắc thể Y, lại chết sớm hơn những người còn lại trong nghiên cứu. Nếu trường hợp này xảy ra thì có thể hiệu ứng đảo ngược này không xảy ra.

Daniel Bellot, nhà di truyền học tại MIT tỏ ra hết sức ngạc nhiên và hấp dẫn trước kết quả nghiên cứu trên dù không trực tiếp tham gia nghiên cứu. Ông cho biết, trước đây mối liên hệ giữa thuốc lá và ung thư thường được quy cho các loại chất trong khói thuốc, vốn làm tổn hại DNA và gây lỗi trong quá trình sao chép. Ngoài ra, việc mất nhiễm sắc thể Y cũng thường được biểu hiện trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư. Tuy nhiên, kết hợp các hiểu biết trước đây với nghiên cứu mới, Bellot cho biết: "Trước đây chúng ta đã biết thuốc lá gây ra lỗi trong quá trình phân bào và dẫn tới ung thư. Giờ đây, chúng ta biết thêm một cơ chế gây ung thư thứ 2 là thuốc lá gây ra thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể. Và điều này còn đáng sợ hơn khi mà hàng nghìn gen sẽ bị ảnh hưởng cùng lúc."



Robert Nenezra, nhà tế sinh học tế bào tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Memorial Sloan Kettering cho biết "Đây là một nghiên cứu quan trọng". Tuy nhiên, ông cho rằng cần phải có thêm nhiều nghiên cứu nữa để có thể làm rõ mối liên hệ giữa việc mất nhiễm sắc thể Y với các căn bệnh nam khoa. Dưới góc độ chẩn đoán, cần phải xác định chính xác việc mất nhiễm sắc thể Y xảy ra vào lúc trước hay sau khi bị ung thư. Nếu xác định được là việc mất Y xảy ra trước thì nó sẽ được dùng như một biểu hiện để xác định sớm bệnh ung thư ở những người hút thuốc.

Trả lời về việc mất nhiễm sắc thể Y có thể khiến đàn ông mất đi "bản lĩnh" hay không, giáo sư Forsberg cho biết: "Việc mất nhiễm sắc thể Y trong máu không phải là tác nhân khiến đàn ông mất đi khả năng sinh sản. Nó sẽ không gây ra điều đó."

Balance