Hiện nay, nhà nước đang nỗ lực giảm nguy cơ và tác hại của thuốc lá, nếu thực trrs này kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy.
Nguyễn Mạnh Hùng (35 tuổi) đã bắt đầu hút thuốc lá từ 15 năm về trước. Thuốc lá đối với anh ban đầu đơn giản chỉ là một thói quen vô thức mỗi khi căng thẳng. Hiểu được tác hại của thuốc lá, anh đã bỏ thuốc song không thành, nên tính bắt đầu chuyển sang sử dụng thuốc lá điện tử. Anh Hùng là một trong số khá nhiều người tiêu thụ thuốc lá hiện nay đang tìm đến những sản phẩm được cho là “ít độc hại” hơn như 1 bước đi hướng tới tới bỏ thuốc.
Một số loại thuốc lá điện tử trên thị trường hiện nay. |
Tuy đã khá phổ biến nhưng những người như anh Hùng lại không mấy cặn kẽ về các loại thuốc lá kiểu mới hiện nay thế nào lá điện tử, thế nào là thuốc lá đốt nóng…
Theo giải thích của các chuyên gia, cũng được gọi là “thuốc lá” nhưng những sản phẩm thế hệ mới này lại có cơ chế hoạt động rất khác nhau. Ở thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử không diễn ra quá trình đốt cháy mà dùng sức nóng của nhiệt từ thiết bị điện tử để tạo ra làn hơi. Trong khi đó, đốt cháy để tạo ra khói là đặc điểm đặc trưng của thuốc lá truyền thống. Do không có quá trình đốt cháy, không tạo ra khói, nên hàm lượng các chất từ làn hơi thuốc lá thế hệ mới hoàn toàn khác với khói thuốc lá truyền thống, vì vậy mức độ rủi ro cho sức khỏe của người tiêu dùng là khác nhau.
Sự ra đời của các loại thuốc lá mới cũng gây ra tranh cãi trên thế giới về chính sách quản lý và lưu hành, thu thuế… tuy nhiên xu hướng chung là đều hướng đến 1 chính sách riêng phù hơp và minh bạch để quản lý và đảm bảo an toàn cho người dùng.
Tại Anh, việc quản lý chặt chẽ đối với các nhà sản xuất, giới hạn độ tuổi, giám sát các kênh bán hàng, minh bạch hàm lượng nicotine và các hợp chất có trong sản phẩm để người dân lựa chọn. Cho đến nay, đã có hơn 50 nước cho phép lưu hành thuốc lá điện tử nhưng cũng còn rất nhiều nơi còn tranh cãi thậm chí cấm bán… Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, việc sớm có 1 quy định rõ ràng sẽ có lợi hơn để buông lỏng khiến cho thị trường chợ đen phát triển, buôn lậu bùng phát và chất lượng sản phẩm không ai quản lý… sự an toàn người dùng bị bỏ rơi.
Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có chính sách quản lý cụ thể đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Các cuộc thảo luận gần đây, nhiều ý kiến cho rằng cần thiết phải xây dựng văn bản pháp luật để quản lý đối với những sản phẩm này. Thế nhưng, “quản lý ra sao” thì vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.
Thuốc lá điện tử đang được bán và sử dụng phổ biến. |
Có ý kiến đề xuất cả hai loại sản phẩm đều phải được quản lý ngay theo Luật phòng chống tác hại của thuốc lá và Nghị định số 67 của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo thành viên trong Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, vấn đề này cần phải được “xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng hơn”. Quan điểm của Hiệp hội, đó là cả thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử cần phải trải qua giai đoạn thí điểm trước khi xây dựng khung pháp lý áp dụng cho dòng sản phẩm thế hệ mới này.
Theo lập luận của các thành viên trong Hiệp hội, thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử là kết quả của việc áp dụng công nghệ trên toàn cầu và vẫn còn rất mới mẻ với ngành công nghiệp thuốc lá Việt Nam cũng như các cơ quan quản lý. Bên cạnh đó, các dữ liệu hiện có chưa đủ để xây dựng một khung pháp lý toàn diện cho các sản phẩm này, vì vậy, chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cần có đủ thông tin chính xác nhằm đánh giá tác động kinh tế và xã hội của cả thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử trước khi xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh.
Kinh nghiệm từ một số thị trường nước ngoài, ví dụ như Nhật Bản, đã cho thấy thuốc lá làm nóng khi được tung ra thị trường đã gây sụt giảm nghiêm trọng sản lượng của thuốc lá truyền thống.
Tại Việt Nam, ngành thuốc lá truyền thống hiện đang đóng góp cho ngân sách nhà nước mỗi năm khoảng 17 nghìn tỷ đồng. Việc đưa sản phẩm thuốc lá làm nóng vào ngay trong Nghị định 67 dẫn tới quan ngại rằng các công ty thuốc lá nước ngoài ồ ạt đưa thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử vào thị trường Việt Nam. Điều này sẽ tác động rất lớn tới các doanh nghiệp thuốc lá truyền thống, cũng như việc làm của hàng ngàn lao động trong ngành thuốc lá và cuộc sống của nông dân trồng thuốc lá trong cả nước. Vì thế, cần có 1 giai đoạn ngiên cứu, thử nghiệm để doanh nghiệp trong nước chuẩn bị cạnh tranh.
Thực tế, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá cùng Nghị định 67 khi được xây dựng và ban hành chưa hề tính đến các sản phẩm thế hệ mới. Do đó, khung pháp lý hiện thời chưa tương thích và phù hợp để điều chỉnh các dòng sản phẩm này.
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, 1 chương trình thí điểm là phương án thận trọng cần thiết cho việc xây dựng một khung pháp lý phù hợp cho các dòng sản phẩm thế hệ mới, tránh những tác hại không đáng có về sức khỏe, xã hội và kinh tế.
Hoàng Nam