Tương lai số sau Covid-19

Dịch bệnh Covid-19 lan mạnh ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới kể từ tháng 12/2019 đã mang lại nhiều thách thức về y tế, nhân đạo và kinh tế của một số ngành quan trọng. Nhưng ngược lại, nó lại “vô tình” thay đổi thói quen mua sắm và tiêu dùng của người mua hàng, tạo một lực lớn thúc đẩy chuyển đối số.

{keywords}
 

7 giờ sáng, khi các nhà hàng, siêu thị còn chưa mở cửa, chị Minh C. - nhân viên Marketing, sống tại Quận 2, TP.HCM đã nhanh chóng mở smartphone để “đi chợ online”.

Chị C. chia sẻ: “Mỗi sáng ngủ dậy là tôi phải “tranh thủ” mua đồ trên mạng về để nấu ăn cho cả nhà luôn. Có Covid, không ra khỏi nhà được nên tôi phải gọi qua mạng. Khoảng 15-20 phút là họ ship đến ngay rồi, rất nhanh chóng mà đồ lại đảm bảo chất lượng.”

Cùng chia sẻ thói quen này với chị M. Chi, anh Thanh T. sống tại Hà Nội cũng chia sẻ: “Tôi sống một mình, có Covid nên không tụ tập bạn bè được, ở nhà không biết làm gì nên tôi mua thêm gói xem phim, nghe nhạc trên mạng để giải trí, đói thì gọi đồ ăn, thiếu gì thì điện cái siêu thị mang qua luôn”.

Cách mua sắm và tiêu dùng của chị Minh C. và anh Thanh T. không phải là trường hợp cá biệt. Theo báo cáo của Criteo, doanh thu bán lẻ qua mạng tại Việt Nam trong nửa đầu năm nay tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019, đặc biệt tăng 106% vào đầu tháng 5, trong thời điểm Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn cầu.

Đại diện của nhà đăng ký tên miền Hostinger cho biết, ngay tại quý II/2020 chứng kiến số lượng khách mua tên miền tăng đến hơn 95% so với quý I/2020, gần đạt chỉ tiêu của cả năm.

Rõ ràng, Covid-19 đã tạo ra những khoảng trống lớn cho ngành bán lẻ truyền thống, và thương mại điện tử đang lấp đầy khoảng trống đó.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử

Thương mại điện tử, hiểu một cách đơn giản, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Sử dụng thương mại điện tử tức là thay vì phải đến tận các cửa hàng, siêu thị để chọn và mua hàng, bạn chỉ cần tìm kiếm và thực hiện lệnh mua tại bất cứ đâu bằng thiết bị di động của bạn.

Tình hình Covid-19 khiến chính phủ nhiều nước phải ban hành lệnh giãn cách xã hội. Những địa điểm tập trung đông người như nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim, siêu thị và các trung tâm thương mại bỗng dưng trở thành những nơi không còn an toàn. Trong khi đó, các nhân viên văn phòng, giáo viên hay rất nhiều công việc khác phải đối mặt với làm việc từ xa thay vì làm toàn thời gian trực tiếp tại cơ sở. Người lớn làm việc tại nhà, trẻ em học trực tuyến, tất cả mọi người hạn chế đi lại, các cửa hàng vật lý đóng cửa đã ngay lập tức khiến kinh doanh thương mại điện tử tăng trưởng đột biến.

{keywords}
 

Nhờ thương mại điện tử, thay vì mua trực tiếp tại cửa hàng, các bà mẹ chỉ cần một cú click là có thể mua được tất cả các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết thay vì chen chúc trong các quầy giảm giá hàng tiếng đồng hồ. Dịch vụ mua tặng người thân, chọn lựa hàng hóa dễ dàng hay các phiếu khuyến mãi cũng tăng độ hấp dẫn cho việc mua hàng online.

Đồng thời, ở khía cạnh doanh nghiệp bán lẻ, họ cũng cần nhanh chóng chuyển dịch, tập trung xây dựng hạ tầng online thay vì đầu tư vào cửa hàng vật lý. Việc một nhà bán lẻ lớn như Microsoft đóng toàn bộ cửa hàng, đẩy nhanh chiến lược chuyển đổi hệ thống bán lẻ từ “offline” sang “online 100%” là “phát súng” khơi mào cho bước chuyển dịch sang kỷ nguyên số.

Có một câu hỏi thú vị rằng, ngay cả sau khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, các trung tâm mua sắm đã trở nên an toàn, liệu còn bao nhiêu người tiêu dùng muốn một lần nữa thay đổi thói quen mua sắm của họ trong khi nó đã thuận tiện và tối ưu rồi?

Cụm từ “thiết lập trạng thái bình thường mới” được sử dụng rộng rãi sau khi Việt Nam không có lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, như một lời khẳng định cho một phong cách sống khác biệt so với trước đây.

Covid-19 đã mang đến một sự dịch chuyển lớn trong thói quen và hành vi của người tiêu dùng. Hiện tượng này không chỉ làm gián đoạn tạm thời mà đã phá vỡ phương thức mua sắm truyền thống và mở ra một tương lai mới: sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Và bất kỳ chủ sở hữu, nhà bán lẻ hay trung tâm mua sắm nào không nắm bắt được sự chuyển dịch này để đưa vào chiến lược kinh doanh, họ sẽ bị bỏ lại phía sau.

Ngọc Minh