Từ khi HLV Calisto chia tay đội tuyển Việt Nam, nhiều chuyên gia đã đề nghị VFF sử dụng các HLV nội dẫn dắt các đội tuyển quốc gia. Nhưng trở ngại đặt ra khi các ứng cử viên sáng giá lần lượt nói lời từ chối…
TIN BÀI KHÁC:
Chia tay Falko Goetz: Canh bạc khó hiểu của VFF
Lưu Hương Giang: ‘Sẽ không chụp nude nữa’
Hà Dũng thảnh thơi không bóng hồng
Mai Khôi tìm lại thùy mị nhờ tình mới?
'Sao' Việt thích được mơn trớn body
Lưu Hương Giang: ‘Sẽ không chụp nude nữa’
Hà Dũng thảnh thơi không bóng hồng
Mai Khôi tìm lại thùy mị nhờ tình mới?
'Sao' Việt thích được mơn trớn body
Họ từ chối nhận ghế thuyền trưởng nhưng vẫn vui vẻ có mặt ở các đội tuyển trên cương vị trợ lý. Rõ ràng, các HLV nội luôn sẵn sàng cống hiến năng lực để phục vụ bóng đá nước nhà. Họ có thể chấp nhận hi sinh quãng thời gian nghỉ ngơi sau mùa giải, làm việc mới mức lương “tí hon” hơn nhiều ở CLB để lên làm việc ở đội tuyển.
Nhưng tại sao không ai đủ dũng cảm để làm việc trên tư cách một HLV trưởng, chịu trách nhiệm hoàn toàn về thành tích thi đấu ở đội tuyển? Lý do là vì các HLV nội đều hiểu rằng khi lên nắm quyền, họ sẽ không thể “thét ra lửa”, làm việc sòng phẳng với VFF như các HLV ngoại. Làm HLV, không có trong tay thực quyền thì chẳng ai đảm bảo được về hiệu quả công việc của mình. Thế nên, không HLV nội nào coi khả năng làm HLV trưởng đội tuyển quốc gia là sáng sủa mà chỉ là chuyện để… nói cho vui.
Muốn nhận sự phục vụ của HLV nội, VFF cần phải đối xử công bằng |
Bây giờ, cả lãnh đạo VFF và Hội đồng HLV quốc gia đều nhất trí việc sẽ sử dụng HLV nội dẫn dắt các đội tuyển trong thời gian tới. Nhưng rõ ràng, muốn khuyến khích các HLV nội tài năng đứng lên nhận trách nhiệm không phải việc dễ dàng, nhất là khi VFF mới chỉ nói mà chưa có động thái cụ thể nào để “dọn đường băng” cho một gương mặt nội “cất cánh”. Còn rất nhiều trở ngại về cơ chế làm việc và nếu không thay đổi, sẽ chẳng thầy nội nào dám nhận ghế HLV trưởng đội tuyển Việt Nam. Trường hợp duy nhất đánh tiếng đến lúc này là HLV Lê Thụy Hải - người mà VFF gần như chắc chắn không dám chọn vì tính cách quá “đặc biệt”.
Vậy đâu là cách giải quyết? Thoạt nghe có vẻ phức tạp nhưng chỉ cần VFF trao “thượng phương bảo kiếm” vào tay HLV nội là mọi chuyện sẽ diễn ra êm đẹp. “Thượng phương bảo kiếm” chính là quyền được triệu tập bất cứ cầu thủ nào phục vụ cho ý đồ chiến thuật của HLV, được quyền chọn ê-kíp trợ lý phù hợp với phong cách bản thân, được nhận chế độ lương thưởng xứng đáng với áp lực công việc.
HLV Nguyễn Thành Vinh - người từng nhiều lần đóng vai trò trợ lý ở các đội tuyển quốc gia tâm sự: “Ngày trước, khi còn làm trợ lý cho HLV Riedl. Có lần ông Riedl đi vắng, tôi phải bắt xe ôm từ Nhổn đến trụ sở VFF để báo cáo công việc…”.
HLV nội phải bỏ tiền túi đi xe ôm còn HLV ngoại có xe hơi đưa đón. Đó là một nghịch lý nếu như không muốn nói thẳng rằng VFF phân biệt, đối xử giữa thầy nội và thầy ngoại. Những câu chuyện tương tự như trên cần được loại bỏ hoàn toàn nếu như VFF thực sự muốn tận dụng chất xám của các HLV nội thay vì thường xuyên phải “đánh bạc” với những ông thầy Tây lạ hoắc…
Các HLV nội chỉ cần có “thượng phương bảo kiếm” là đủ sức lèo lái đội tuyển quốc gia…
Vũ Phong