- Tại phiên thảo luận tổ về dự án luật Tố cáo sửa đổi sáng nay, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an băn khoăn về trường hợp tố giác cán bộ đã nghỉ hưu có hành vi vi phạm trách nhiệm hành chính thì xử lý theo hướng nào?
Thứ trưởng Bộ Công an băn khoăn, vừa qua, một số cán bộ đã nghỉ hưu bị xử lý, vậy xử lý theo luật nào? Vừa rồi phải đưa ra cách nguyên chức vụ, giải quyết thế nào, Chính phủ bỏ ra vì có nhiều ý kiến. Nhưng rõ ràng bỏ ra thì không vướng nhưng có giải quyết được mọi vấn đề không?.
Thượng tướng Lê Quý Vương (bìa trái). Ảnh: T.Hằng |
Ông cho rằng, nếu là tội phạm, giải quyết theo tố giác thì hoàn toàn không ảnh hưởng. Nếu tố giác cán bộ đã nghỉ hưu có hành vi vi phạm hình sự thì xử lý theo trình tự tố tụng. "Nhưng tố cáo hành vi vi phạm trách nhiệm hành chính thì xử lý theo hướng nào?", Thượng tướng Lê Quý Vương đặt vấn đề.
PGĐ Công an TP Hà Nội Đào Thanh Hải cũng cho rằng phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật cần phải được điều chỉnh cho phù hợp hơn, đặc biệt mở rộng với những cán bộ đã về hưu.
Ông Hải cũng nhìn nhận, nếu trong quá trình công tác có vi phạm hình sự thì khi về hưu đã chuyển các cơ quan thực thi pháp luật để xử lý. Tuy nhiên vi phạm hành chính chưa có điều chỉnh.
Do đó ông kiến nghị: “Cần có quy định về xử lý, giao một cơ quan nhất định thụ lý, xử lý những trường hợp tố cáo cán bộ về hưu thì mới đảm bảo được việc thực thi luật tố cáo đầy đủ, toàn diện, không để lọt sai phạm, không để cán bộ có nhiều vi phạm rồi khi nghỉ hưu thì hạ cánh an toàn”.
Phó Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Đinh Văn Nhã cho rằng vấn đề này có thể xử lý. "Không tố cáo trực tiếp nhưng cán bộ về hưu vẫn bị liên đới ở những vụ việc có liên quan trách nhiệm ở những vụ khác. Xử lý mấy cán bộ cao cấp vừa rồi là liên quan đến trách nhiệm ở việc khác mà người ta không trực tiếp tố cáo. Nhưng khi xử lý các vụ việc khác có liên quan đến trách nhiệm của người đấy đã từng làm thì vẫn xử lý được", ông dẫn chứng.
Theo ông Nhã, trường hợp không có đơn tố cáo trực tiếp thì không giải quyết, nhưng có thể giải quyết ở những trường hợp có liên quan đến trách nhiệm ở những vụ việc khác.
Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng thực tế thời gian qua có tình trạng “hoàng hôn nhiệm kỳ, trước khi về hưu có trường hợp ký đất, ký dự án, ký bổ nhiệm cán bộ”. Vì vậy ông cho rằng phải đặt ra vấn đề này để có cơ chế giải quyết các hành vi của cán bộ, công chức xảy ra thời điểm đương chức nhưng bị tố cáo, phát hiện khi đã về hưu.
“Bây giờ phải hoàn thiện pháp luật để tất cả cán bộ, công chức trong thi hành nhiệm vụ luôn phải có tinh thần trách nhiệm. Đừng nghĩ tôi còn 2 năm nữa về hưu, thế thì về xong là thôi. Không phải!”, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý.
Bà cho biết, trong một điều của dự luật đã đề cập việc tố cáo cán bộ về hưu. Luật Cán bộ, công chức chưa sửa nhưng nghị quyết của QH đã đề cập, bởi đây đã là chủ trương.
Tố cáo nặc danh làm nhiều người ứng cử mất phiếu
Nói về tố cáo nặc danh, Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, ủy viên Thường trực UB Quốc phòng An ninh cho rằng, dự thảo luật chỉ điều chỉnh với các trường hợp đơn nặc danh có bằng chứng, thông tin rõ về người vi phạm, nhưng thực tế số lượng các đơn nặc danh, mạo danh rất nhiều, có thể dưới dạng tờ rơi, phức tạp vô cùng.
Theo ông, những đơn này có thể không được xem xét nếu chiếu theo dự thảo luật nhưng lại gây dư luận xấu, gây mất uy tín khiến người ứng cử mất phiếu, trật phiếu.
Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa. Ảnh: Thuý Hạnh |
“Thường những người làm được việc, dám nghĩ dám làm, nói thẳng nói thật, dám chỉ ra những mặt xấu của cơ quan là bị nặc danh nhiều. Trước bầu cử QH, có những ĐB rất cứng, rất thẳng, lo cho cho dân nhưng mà trật. Hay ở đơn vị tôi có một số đồng chí cấp chỉ huy, cấp lãnh đạo mà không trúng Đảng uỷ”, Thiếu tướng Nghĩa nêu.
Ông cũng đặt vấn đề, với những trường hợp này thì bảo vệ và phục hồi cho họ như thế nào? Trong khi những người viết đơn nặc danh không có chế tài xử lý, ngay cả khi phát hiện ra vẫn không thể cho thôi việc, không kỷ luật được.
ĐB Trịnh Thị Ngọc Thuý (TP.HCM) cũng nêu thực tế, với các trường hợp tố cáo từ trước đến nay, việc bảo vệ quyền lợi người bị tố cáo chưa được “mạnh dạn”.
“Không loại trừ việc tố cáo có mục đích xấu. Khi cán bộ tới giai đoạn luân chuyển, bổ nhiệm thì hay bị tố cáo. Rõ ràng, quyền, lợi ích của người bị tố cáo bị xâm phạm. Cơ quan tổ chức có thể mạnh dạn làm quy trình cán bộ khi có những đơn này và khi đơn tố đúng thì mạnh dạn bãi miễn. Như thế sẽ không mất cơ hội của cán bộ”, bà Thuý lưu ý.
Bà Thuý cho rằng nếu làm được như trên, các đơn tố cáo mục đích xấu sẽ giảm, cơ quan nhà nước cũng sẽ không mất thời gian giải quyết. Đồng thời, công chức cũng sẽ bộc lộ tính năng động, không sợ đụng chạm, tạo cớ cho người khác làm đơn tố cáo không đúng.
Tố cáo qua email có ký tên có thể được giải quyết
Để tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền tố cáo, có thể mở rộng thêm 2 hình thức: thư điện tử có ký tên, chữ ký điện tử.
Sửa đổi luật Tố cáo: Chưa giải quyết tố cáo nặc danh
Dự thảo luật Tố cáo (sửa đổi) được bổ sung nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ công tác trước đây nay đã nghỉ hưu.
Giao thừa cũng nhận tin nhắn tố cáo, không để lộn xộn như thế
Tối ngày tố cáo qua nhắn tin như khủng bố tinh thần, liên tục, có khi nửa đêm, giao thừa cũng nhắn. Chúng ta không để xã hội diễn ra lộn xộn như thế.
Vụ Bí thư Yên Bái bị bắn: Có 2 đơn tố cáo tham nhũng
Theo Công an tỉnh Yên Bái, vào tháng 4 và 7/2015, Bí thư Tỉnh ủy đã nhận được 2 đơn tố cáo tham nhũng ở Chi cục Kiểm lâm.
Nữ Phó Ban Tổ chức huyện ủy tố cáo bị sàm sỡ
Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Quang Bình (Hà Giang) bị tố cáo đột nhập nhà riêng, sàm sỡ Phó Ban Tổ chức huyện ủy.
Thu Hằng - Thuý Hạnh