{keywords}
Một máy bay chở hàng của Amazon. Ảnh: Getty Images

Amazon mua máy bay để giảm thời gian chuyển phát giữa lúc đơn hàng trực tuyến bùng nổ vì Covid-19. Những người phải cách ly ở nhà lên Amazon mua cả nhu yếu phẩm lẫn hàng hóa thông thường, trong khi mùa mua sắm cao điểm gia tăng áp lực cho hoạt động giao hàng.

Bốn máy bay WestJet sẽ được chuyển đổi thành máy bay chở hàng, gia nhập đội bay Amazon Air trong năm nay, còn 7 máy báy Delta sẽ được sử dụng từ năm 2022. Công ty mở rộng đội tàu bay cho hoạt động chở hàng Amazon Air thông qua các giao dịch cho thuê. Đây là lần đầu “gã khổng lồ” thương mại điện tử Mỹ mua đứt máy bay.

Theo Phó Chủ tịch Amazon Global Air Sarah Rhroads, việc sử dụng kết hợp cả máy bay cho thuê và máy bay riêng sẽ giúp họ quản lý hoạt động tốt hơn, giữ vững cam kết phục vụ khách hàng. Như vậy, tính đến cuối năm 2022, Amazon Air có hơn 85 máy bay sau khi mở dịch vụ năm 2016 để giảm sự lệ thuộc vào hai hãng chuyển phát UPS và FedEx. Một phần đơn hàng của Amazon do bên thứ ba giao nhưng công ty đang nhanh chóng tăng tốc các hoạt động logistics nội bộ, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh.

Năm nay, trung tâm hàng không trị giá 1,5 tỷ USD tại Kentucky của Amazon sẽ khai trương, với năng lực chứa 100 máy bay và dự kiến xử lý 200 chuyến bay mỗi ngày.

Amazon, Delta và WestJet từ chối tiết lộ giá bán máy bay song nhiều máy bay đã rớt giá mạnh trong năm 2020 do Covid-19 làm giảm nhu cầu đi lại. Chẳng hạn, vào giữa tháng 12/2020, Boeing 767-300ER có giá thấp hơn 15% so với đầu năm 2020, theo công ty tư vấn hàng không Ascend by Cirium. Nhà tư vấn Rob Morris của Ascend cho biết máy bay Delta có tuổi đời khoảng 20 năm được định giá trong khoảng 13 tới 14 triệu USD.

Delta và các hãng hàng không khác đang đẩy nhanh tốc độ “nghỉ hưu” của tàu bay nhằm cắt giảm chi phí trong bối cảnh Covid-19 và các quy định cách ly, hạn chế đi lại giữ chân nhiều khách hàng ở nhà. Tháng 10/2020, Delta công bố kế hoạch cho 49 máy bay 767-300ER “về vườn” vào cuối năm 2025.

Du Lam (Theo CNBC)

Huawei học cách làm đám mây của Amazon và Microsoft

Huawei học cách làm đám mây của Amazon và Microsoft

Khi lệnh cấm của Mỹ 'bóp nghẹt' mảng kinh doanh smartphone và 5G, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi cho biết Huawei phải lấy điện toán đám mây làm ưu tiên hàng đầu.