FPT, VNPT, Viettel là những cái tên của doanh nghiệp viễn thông đang hướng tới thị trường mới Myanmar đầy tiềm năng. Họ đang từng bước mở rộng thị trường ra nước ngoài, khẳng định sức mạnh Việt trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ quốc tế.

Thị trường mới nổi

Bộ Thông tin và Truyền thông Myanmar chính thức trao giấy phép cho Viettel tại Myanmar. Giấy phép dịch vụ viễn thông cơ bản thời hạn 15 năm thông qua liên doanh Myanmar National Tele & Communications Co.,Ltd – liên doanh giữa TCT CP đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global) cùng Myanmar National Telecom Holding Public Limited (MNTH) và Star High Public Company Limited (Star High). 

Trước đó, Viettel chính thức ký kết hợp đồng liên doanh với hai đối tác Myanmar. Tổng vốn đầu tư của liên doanh là 2 tỷ USD, trong đó Viettel nắm giữ 49% cổ phần, hai đối tác Star High và MNTH chiếm lần lượt là 28% và 23%. 

{keywords}

Myanma thị trường hấp dẫn với các doanh nghiệp viễn thông

Doanh nghiệp viễn thông khác là VNPT cũng đang hướng tới thị trường Myanmar. VNPT đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và đang chuẩn bị thành lập liên doanh tại Myanmar. VNPT đang tích cực chuẩn bị để triển khai đầu tư; đã ký kết thành công một số hợp đồng cung cấp thiết bị viễn thông của VNPT-Technology tại Myanmar. 

Năm 2015, Tập đoàn FPT là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên được Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Myanmar cấp phép triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông. Giấy phép có thời hạn 15 năm, cho phép FPT triển khai hạ tầng tuyến trục quốc gia tại Myanmar, tạo cơ sở cho việc phát triển dịch vụ Internet tại đây.

FPT đã ký kết và triển khai một số hợp đồng lớn trị giá hàng chục triệu USD trong các lĩnh vực trọng yếu của Myanmar. Đơn cử như dự án phát triển hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia Myanmar. Đây là bước tiến lớn trong việc hiện đại hóa nền kinh tế Myanmar vốn đang có 95% giao dịch tài chính bằng tiền mặt.

Việc MobiFone “dòm ngó” thị trường Myanmar cách đây nhiền năm. Tuy nhiên, sau khi chia tách ra khỏi VNPT,  hoạt động đầu tư ra nước ngoài có phần bị ảnh hưởng.

Tính kế lâu dài

So với các đại gia viễn thông lớn, thì các doanh nghiệp Việt có phần chậm chân ở thị trường Myanmar. Tuy nhiên, không hẳn đã hết cơ hội. Vào giai đoạn 2011-2012, với hàng loạt bước đi cải cách dân chủ, Myanmar đã mở rộng cửa đón nguồn đầu tư dồi dào trên nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, năng lượng, viễn thông và công nghệ thông tin (ICT). Myanmar trở thành “mảnh đất màu mỡ” để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tìm đến để đầu tư và khai thác.

{keywords}

Myanmar là thị trường nước ngoài lớn nhất của Viettel tính đến nay.

Với dân số khoảng54,55 triệu người, trong đó gần 70% đang trong độ tuổi lao động, tỷ lệ tiếp cận Internet ngày càng cao trong khi chất lượng đường truyền hiện ở mức rất thấp, Myanmar hiện được coi là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin. 

Trong giai đoạn 2010 - 2015, dân số Myanmar có mức tăng trường bình quân 0,81% mỗi năm, tăng trưởng dự đoán sẽ giảm tốc độ và dân sô ước tính đạt 56,24 triệu người vào năm 2020. 

Lượng khách du lịch tới ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2011 – 2015, lượng khách quốc tế đến Myanmar tăng mạnh với mức tăng trưởng bình quân 42% mỗi năm. Theo Bộ Khách sạn và Du lịch Myanmar, trong năm 2015, lượng khách du lịch tới Myanmar đạt xấp xỉ 4,68 lượt, tăng đáng kể 53% so với năm trước.

Myanmar là nền kinh tế mới nổi với tổng sản phẩm quốc nội đạt 64,87 tỷ USD vào năm 2015, tăng 0,84% theo năm. Theo dự báo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Myanmar sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 9,5% vào năm 2030.

Theo đánh giá của Viettel, Myanmar là thị trường nước ngoài lớn nhất của Viettel tính đến nay. Viettel tự tin cạnh tranh với các nhà mạng tại Myanmar. Liên doanh của Viettel đặt mục tiêu khai trương sau 12 tháng với thương hiệu Mytel và đặt mục tiêu phủ 95% dân số Myanmar trong vòng 3 năm.

Myanmar cũng được xác định là một trong những thị trường trọng điểm trong chiến lược toàn cầu hóa của FPT. Tuy nhiên, theo đại diện doanh nghiệp, Myanmar là một thị trường mới, các văn bản pháp luật, thủ tục đầu tư còn chưa hoàn thiện nên phải mất khá nhiều thời gian để xin được giấy phép này, từ khâu nộp, hoàn thiện cho đến phê duyệt hồ sơ. 

Có thể nói, thị trường Myanmar đang mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp viễn thông và CNTT, tuy nhiên "trái ngọt" chỉ dành cho những người tới sớm và có hướng đi riêng.

Duy Anh