Qua 20 năm triển khai thực hiện, tín dụng chính sách xã hội đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thực sự đi vào cuộc sống, là một trụ cột quan trọng trong thực hiện công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, góp phần ổn định tình hình chính trị và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đến ngày 31/7/2022, tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (NHCSXH) đạt trên 2.555 tỷ đồng, tăng 19,33 lần so với năm 2002, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Tổng dư nợ đến 31/7/22022 đạt hơn 2.548 tỷ đồng với 46.667 khách hàng còn dư nợ, gấp 19,71 lần so với năm 2002.

Từ 2 chương trình tín dụng nhận bàn giao với mục đích cho vay để sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, đến nay, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam đang thực hiện cho vay 12 chương trình tín dụng, với mục đích cho vay mở rộng sang cả lĩnh vực phục vụ đời sống.

Tổng doanh số cho vay giai đoạn 2002- 2022 đạt trên 8.300 tỷ đồng với hơn 417 nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân trong giai đoạn đạt 16,87%/năm.

Hoạt động nhận ủy thác cho vay của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn nhiều năm qua được đánh giá cao về chất lượng, hiệu quả. Đến 31/7/2022, các tổ chức chính trị - xã hội đã phối hợp với NHCSXH tỉnh triển khai các chương trình tín dụng chính sách với dự nợ ủy thác đạt trên 2.526 tỷ đồng, chiếm 99,13% tổng dư nợ.

Các chính sách tín dụng ưu đãi đã góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, khắc phục tình trạng thiếu vốn sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tạo việc làm cho trên 31.000 lao động; trên 75 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo.

Trên 50.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 270.000 công trình nước sạch và vệ sinh nông thôn; hỗ trợ xây dựng, cải tạo gần  4.000 căn nhà cho hộ nghèo và đối tượng chính sách; 49 lượt DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được hỗ trợ vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 5.349 lượt lao động...

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội trên cả nước nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng. Ngoài sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương trong phòng, chống dịch, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hà Nam đã đồng hành, tập trung nguồn lực thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19, cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.

Ngoài ra Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội  tỉnh và các Phòng giao dịch đã chủ động tham mưu với Ban đại diện Hội đồng Quản trị cùng cấp giao chỉ tiêu đến cấp huyện, cấp xã và tổ chức thực hiện, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, đối tượng chính sách khác trên địa bàn nhằm khắc phục khó khăn do dịch bệnh, ổn định sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh, ổn định xã hội trên địa bàn. 

Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng.
Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng.
Gia đình anh Chu Xuân Tiến ở tổ 7, thị trấn Quế, huyện Kim Bảng vay vốn ưu đãi chương trình cho vay giải quyết việc làm đầu tư làm gốm, sứ các loại tạo việc làm cho 10 lao động.
Gia đình anh Chu Xuân Tiến ở tổ 7, thị trấn Quế, huyện Kim Bảng vay vốn ưu đãi chương trình cho vay giải quyết việc làm đầu tư làm gốm, sứ các loại tạo việc làm cho 10 lao động.
Có thêm vốn vay ưu đãi, Công ty trách nhiệm hữu hạn Giang Sơn, cụm công nghiệp Biên Hòa, huyện Kim Bảng có điều kiện mua sắm máy móc, mở rộng nhà xưởng, ổn định việc làm cho hàng chục lao động.
Công ty TNHH may Toàn Phát ở thôn Thanh Nộn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng được vay hơn 170 triệu đồng lãi suất 0% để trả lương cho công nhân phải nghỉ việc do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã giúp doanh nghiệp bớt khó khăn, có điều kiện ổn định sản xuất.
Công ty TNHH may Toàn Phát ở thôn Thanh Nộn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng được vay hơn 170 triệu đồng lãi suất 0% để trả lương cho công nhân phải nghỉ việc do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã giúp doanh nghiệp bớt khó khăn, có điều kiện ổn định sản xuất.
Có thêm vốn vay ưu đãi, gia đình anh Trần Bình Tiến ở thôn 4, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân có điều kiện đầu tư máy móc, nguyên liệu làm nghề dệt vải, gia đình có việc làm thu nhập tốt.
Được vay 100 triệu đồng chương trình cho vay hộ cận nghèo, gia đình ông Trần Duy Thế ở xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân có điều kiện làm nghề kho cá quanh năm, gia đình có việc làm tăng thu nhập.

Thanh Bình, Duy Tiến, Văn Hùng, Bích Hạnh, Xuân Long