tinh nang cua iPhone 14 anh 1

Năm 2016, Samsung giới thiệu màn hình luôn bật (Always-On) cùng với Galaxy Note 7. Nó xuất hiện trên màn hình khóa của máy, hiển thị thời gian, lịch, thông báo và một số tùy chọn. Thậm chí người dùng có thể ghi chú bằng S-Pen trên giao diện này mà không cần kích hoạt màn hình đầy đủ. Samsung, cùng với Google, OnePlus và một loạt nhà sản xuất Android, tiếp tục sử dụng màn hình luôn bật trên các thiết bị của mình và bổ sung thêm nhiều tính năng khác. Apple đi sau, tuy nhiên, như thường lệ, họ có cách hoàn thiện Always-On trên iPhone 14 tối ưu hơn, hỗ trợ chuyển đổi qua lại giữa các thiết lập màn hình khóa khác nhau. Ảnh: Gizmodo.

tinh nang cua iPhone 14 anh 2

Flagship Android đã có tần số quét màn hình động trong vài năm qua, đặc biệt khi có nhiều nhà sản xuất sử dụng màn hình 120 Hz. Tuy nhiên, tần số quét cao đi kèm với việc giảm tuổi thọ pin. Do đó, các OEM Android dùng tần số quét động để cắt giảm năng lượng tiêu thụ. OnePlus 9 Pro là một trong những flagship Android tiên phong đưa tần số quét xuống 1 Hz để tiết kiệm pin. Một số smartphone mới nhất của Samsung, bao gồm cả Galaxy S22 Ultra, cũng cung cấp tính năng này. Apple giới thiệu màn hình tần số quét động ProMotion trên iPhone 13 Pro và Pro Max, nhưng bị giới hạn ở mức tối thiểu 24 Hz. Năm nay, iPhone 14 Pro có thể giảm xuống mức 1 Hz để có màn hình luôn bật. Ảnh: Sam Mobile.

tinh nang cua iPhone 14 anh 3

Sau khi iPhone 14 series ra mắt, cả 2 nền tảng di động lớn đều có những thiết bị thông báo về tai nạn xe, hỗ trợ người dùng liên hệ đến các dịch vụ khẩn cấp khi họ không thể thực hiện. Đây là tính năng hữu ích, mặc dù hy vọng người dùng không cần đến. Trên thực tế Google đã đi trước. Họ giới thiệu tính năng phát hiện tại nạn ôtô cách đây vài năm trên smartphone Pixel. Tương tự những gì Apple vừa công bố, điện thoại Pixel cũng dùng con quay hồi chuyển để nhận biết tai nạn, hỗ trợ thiết lập gọi khẩn cấp và chia sẻ vị trí với các dịch vụ cứu hộ. Khi tai nạn xảy ra, nếu người dùng không trả lời trong một khoảng thời gian nhất định, smartphone Pixel sẽ tự động gọi 911 (tại Mỹ). Ảnh: Google Play Store.

tinh nang cua iPhone 14 anh 4

Với cảm biến 48 MP, iPhone 14 Pro và Pro Max năm nay có chế độ ProRAW mới, cho phép người dùng tận dụng tối đa sức mạnh phần cứng này. Thay vì giới hạn ở khả năng gộp điểm ảnh thông qua AI, giờ đây người dùng có thể sử dụng camera iPhone như một chiếc máy ảnh độ phân giải cao thật sự. Trước đó, Samsung đã làm điều tương tự trên Galaxy S22 Ultra. Cảm biến 108 MP cho phép flagship này tạo ra những bức ảnh RAW đầy đủ. Ảnh: Gizmodo.

tinh nang cua iPhone 14 anh 5

Apple tuyên bố iPhone 14 sẽ là smartphone đầu tiên của họ không có khay SIM ở Mỹ và Canada, thay vào đó là tiêu chuẩn eSIM - phiên bản ảo của thẻ SIM vật lý. eSIM được hãng giới thiệu lần đầu trên thế hệ iPhone 2018. Tuy nhiên, Google đã giới thiệu eSIM với Pixel 2 vào năm 2017, sử dụng nó để quảng cáo cho Google Fi, mạng di động của riêng mình. Các điện thoại mới nhất của Samsung, bao gồm Galaxy S22 và smartphone gập, cũng hỗ trợ eSIM. Việc Apple dùng eSIM và khai tử SIM vật lý là một thay đổi rất táo bạo khi nhiều người dùng vẫn chưa biết về công nghệ này.

tinh nang cua iPhone 14 anh 6

Sau khi Apple giới thiệu iPhone 14 series trong sự kiện "Far Out", Dynamic Island trở thành tâm điểm bàn tán. Không thể phủ nhận Apple khéo léo tận dụng phần khuyết từng bị người dùng trên Android phàn nàn. Tuy nhiên, họ không phải là công ty đầu tiên nảy sinh ý tưởng khai thác phần khuyết. Năm 2015, LG V10 giới thiệu cụm camera kép phía trước, ý tưởng về màn hình phụ cũng xuất hiện. Việc trang bị màn hình phụ, luôn hiển thị các thông tin cơ bản (ngày, giờ), bật, tắt những cài đặt cơ bản ngay cả khi màn hình khóa đem đến sự tiện lợi lớn. Thiết kế được đánh giá đột phá và nếu so sánh với Dynamic Island, có thể thấy LG đã đi trước thời đại. Ảnh: Gizmodo.

tinh nang cua iPhone 14 anh 7

Widget trên màn hình khóa là một tính năng của iOS 16, sẽ có trên iPhone 14 series và các phiên bản cũ hơn. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, Android đã cung cấp các widget màn hình Khóa từ rất lâu, những gì Apple đang làm là hoàn thiện tính năng này. Quay lại thời kỳ Android Jelly Bean ra đời vào năm 2012, người dùng có thể chọn từ một số tiện ích được định cấu hình trước để thiết lập trên màn hình khóa, nhưng chúng bị hạn chế về chức năng. Cuối cùng, Google loại bỏ hoàn toàn.

 

(Theo Zing)

5 lý do khiến người dùng Android vẫn thờ ơ với iPhone 14

5 lý do khiến người dùng Android vẫn thờ ơ với iPhone 14

Kể từ khi Apple thực hiện sự thay đổi lớn với iPhone X vào năm 2017, thì hàng năm hãng chỉ tiếp tục cải tiến dựa trên đó. Điều này khiến iPhone trở nên kém hấp dẫn đối với những người dùng Android.