1. Vật cầu nước là lễ hội của tỉnh nào?

  • Bắc Giang
  • Bắc Ninh
  • Ninh Bình
  • Nam Định
Chính xác

Lễ hội vật cầu nước là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được tổ chức 4 năm một lần tại làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang). Lễ hội có những nét đặc trưng của cư dân khu vực trồng lúa nước, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, nâng cao sức khỏe nhưng vẫn không thiếu tính cạnh tranh.

Để tiến hành, người làng sẽ chọn ra 16 nam thanh niên khỏe mạnh nhất, chia thành hai giáp (mỗi giáp 8 người), gọi là giáp trên và giáp dưới. Sân đấu rộng khoảng 200m2, mặt sân đầy bùn nhão, mỗi đầu có hai cái hố để đẩy cầu xuống. Một hiệp sẽ kết thúc khi một bên thành công đưa cầu xuống hố của đối phương.

2. Quả cầu hình tròn trong lễ hội trượng trưng cho thứ gì?

  • Mặt trăng
  • Bầu trời
  • Mặt trời
  • Quả đất
Chính xác

Quả cầu hình tròn là dương, tượng trưng cho Mặt trời, còn lỗ cầu trên sân tượng trưng cho phần âm, âm dương hòa hợp sẽ giúp vạn sự bình yên, mưa thuận gió hòa. Đây cũng là mong muốn của người dân hướng đến một năm làm ăn phát đạt, mùa màng tươi tốt.

3. Những thanh niên tham gia vật cầu được gọi là gì?

  • Ông cầu
  • Đinh cầu
  • Quan cầu
  • Quân cầu
Chính xác

Người tham gia lễ hội vật cầu được gọi là quan cầu. Đây là những thanh niên khỏe mạnh, có học vấn và phẩm chất đạo đức tốt, được người làng tin tưởng. Trước lễ hội, 20 người (gồm 16 người chơi chính và 4 dự bị) sẽ được huấn luyện đặc biệt trong nửa tháng, đồng thời tuân thủ các quy định khắt khe trong sinh hoạt. Ngoài sức mạnh, trò chơi này còn yêu cầu yếu tố chiến thuật, phối hợp đồng đội để đưa quả cầu xuống hố trước sự truy cản quyết liệt của đối phương.

4. Quả cầu trong lễ hội được làm bằng gì?

  • Đá
  • Đất sét
  • Gỗ lim
  • Da
Chính xác

Cầu trong trò chơi được làm bằng gỗ lim, nặng khoảng 20kg và rất trơn. Khi đã thấm mệt, quả cầu trở thành thách thức cho các quan cầu khi muốn di chuyển trên sân đầy bùn. Khi một bên lùa được cầu vào hố, trận đấu sẽ dừng trong ít phút. Đội nào ghi điểm 2 lần liên tiếp sẽ giành chiến thắng.

Tương truyền hội vật cầu làng Vân xuất phát từ truyền thuyết bốn anh em Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy đi theo Triệu Quang Phục để đuổi giặc Lương. Khi chiến thắng trở về qua đầm Dạ Trạch, bọn quỷ đen ở đây ùa lên quấy phá, khiến nổ ra trận đánh lớn. Kết quả, lũ quỷ thua trận, phải quy phục đức thánh Tam Giang. Lễ hội từ đó được tổ chức như ngày mừng chiến thắng.

5. Lễ hội vật cầu làng Vân được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm nào?

  • 1992
  • 2002
  • 2012
  • 2022
Chính xác

Năm 2022, lễ hội vật cầu làng Vân được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn phóa phi vật thể quốc gia. Cứ 4 năm một lần, lễ hội được tổ chức trong ba ngày và thu hút hàng nghìn du khách các nơi tới tham dự, góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.