Có thể nói khiêm cung là một nét văn hóa rất "đặc sản" của người Nhật, mới nhìn qua thì có vẻ câu nệ hình thức... nhưng khi tiếp xúc thì thấy mến, tò mò muốn khai phá cái bề sâu của nền văn hóa đó.

Tôi có người bạn học kết hôn với người Nhật, nhiều năm trước họ tổ chức đám cưới tôi phụ lo phần tiếp tân, trang trí phòng tiệc... Chọn ra những tấm ảnh chụp đôi uyên ương tôi cho là lộng lẫy nhất để bày ở bàn tiếp tân và tiền sảnh. Khi trao đổi ý kiến, trong lúc cô dâu và MC tiệc cưới tán thành thì chú rể người Nhật có ý bàn lùi: "Nhờ anh chọn những tấm ảnh khác gần gụi hơn, mấy tấm này nổi quá"... 

Một việc nhỏ nhưng luôn khiến tôi suy nghĩ!

Càng tiếp xúc với người Nhật tôi nhận thấy trong giao tiếp cái gì được coi là đẹp là hay... thì họ thường có khuynh hướng nói giảm đi hoặc có sao nói vậy. Cá nhân tôi chưa gặp người Nhật nào có tính khoe mẽ, phô trương... 

Trong giao tiếp cũng vậy, họ dùng từ "tôn kính ngữ" dành cho khách còn bản thân thì dùng những từ "khiêm ngữ". Hiếm thấy ngôn ngữ nào sau câu chào, người trước nói thêm câu: "Yoroshiku Onegaishimasu", người kia đáp lại: "iie kochirakoso", động tác thì cúi cong lưng xuống thể hiện sự cung kính người đối diện khi chào!  Tùy theo văn cảnh có thể hiểu theo cách khác nhau, nhưng nghĩa gốc của hai câu trên là: "Cậy nhờ anh giúp đỡ" và "Không phải thế, chính tôi mới là người nhờ anh giúp đỡ chứ"!

Có thể nói khiêm cung là một nét văn hóa rất "đặc sản" của người Nhật, mới nhìn qua thì có vẻ câu nệ hình thức... nhưng khi tiếp xúc thì thấy mến, tò mò muốn khai phá cái bề sâu của nền văn hóa đó. 

{keywords}
Hình ảnh ông giám đốc trạm xăng người Nhật cúi chào khách hàng từng gây bão trong cộng đồng người Việt. Ảnh: Kênh 14

Thời sinh viên, tôi đọc trong tài liệu nghiên cứu "Luận ngữ và chiếc bàn tính", thì được biết nước Nhật nhờ biết vận dụng khôn khéo tư tưởng triết học của Khổng Tử và khoa học kỹ thuật của phương Tây mà trở thành quốc gia phát triển, nhưng họ rất chú trọng bảo tồn truyền thống dân tộc, không chịu sự "xâm thực" văn hóa của ai.

Ai đã từng đi bộ trong các ga tàu điện ngầm ở thủ đô Tokyo thì biết người Nhật đi bộ nhanh và gấp thế nào, đi mà như chạy, ấy vậy mà khi chào nhau thì họ "chịu" mất thời gian để "kiểu cách", chào cho đúng với nghi thức. 

Sách giáo khoa dạy môn Đạo đức cho học sinh Nhật có đoạn đại ý nói rằng khi hành động đúng với văn hóa truyền thống là khi bạn đang "giao tiếp" với tiền nhân, với tổ tiên! (1)

Môn Kiếm Đạo (Kendo), một môn võ truyền thống của Nhật nổi tiếng dạy về cách chào! Chào trước khi vào sân đấu, chào khi xuống sàn, chào khi đối diện với đối phương, độ gấp của hông, ánh mắt nhìn, các cử động của chân, tay… toàn là những động tác lặp đi lặp lại nhàm chán, nhưng được dạy một cách tỉ mỉ nghiêm ngặt. 

Người học Kiếm đạo trước khi được mang bộ giáp đấu lên người, tay được nâng cây kiếm gỗ (cây kiếm mô hình dành cho người mới học) thường mất cả năm để học về nghi thức. “Nihonkendokata” (nghi thức trước trận đấu, có ý nghĩa chứng thực cây kiếm Nhật sử dụng), “Hikiage” (nghi thức xếp kiếm khi thi đấu xong rồi đi giật lùi 5 bước chào cám ơn)... không gì khác hơn là việc luyện tập các động tác kỹ thuật chào cho thuần thục, có tác dụng rèn tâm dưỡng đức trui mài lòng Nhẫn của võ sĩ. 

Ngay cả giới trẻ Nhật cũng "ngán": "chào thì đâu có cần gì phải phức tạp đến thế", nhưng họ được giải thích: "Trong Kiếm đạo người Nhật xưa rất tôn trọng đối phương thậm chí coi như là vị thần linh, vì ý nghĩa đó cho nên mỗi động tác khi chào đều mang một ý nghĩa biểu trưng, vì vậy cần phải giữ gìn và lưu truyền truyền thống văn hoá này"... (2)

Một Kiếm sĩ chuyên nghiệp khi chào nhau hai hơi thở dường như hợp nhất thành một, biểu tỏ một tâm thế khiêm nhường cao nhất: "Mang tâm lý hậm hực thắng thua khi chào không phải là tư cách của một võ sĩ"! (3)

Một học thuyết chính trị nổi tiếng thế giới hiện đại của giáo sư Harvard, Joseph Samuel Nye, Jr. nói về "Quyền lực mềm" (Soft power), hiện đang được nhiều nhà lãnh đạo áp dụng khi gặp phải các vấn đề chính trị nan giải. Nhưng hàng trăm năm trước người Nhật đã chú trọng giáo dục lòng khiêm cung của võ sĩ đạo và đã biến điều đó thành một truyền thống văn hoá lưu truyền đến ngày nay, đó chẳng phải cũng chính là "Quyền lực mềm" sao?!

Mấy tháng trước ở sân bay Narita khi đợi làm thủ tục chuyến bay từ Tokyo qua Thượng Hải, trong khi hàng chục khách đang xếp hàng đợi tới phiên thì tôi thấy một nữ hành khách, nhìn bề ngoài có vẻ là người Trung Quốc, tách hàng chạy lên đứng chỗ cho gần quầy hơn...

Một nhân viên người Nhật đi ra nhắc xếp hàng theo thứ tự thì bị phản ứng, có lẽ do bất đồng ngôn ngữ nên mâu thuẫn bị đẩy lên cao. Trong lúc vị khách nữ giành hết quyền nói, không quan tâm đối phương có hiểu tiếng Trung hay không, thì nhân viên người Nhật cố giữ vẻ bình tĩnh lắng nghe, khi "thấy không xong" thì cúi rạp người xuống chào khách rồi rút đi. 

Trước cử chỉ đó, cặp đôi khách Tây đứng xếp hàng cạnh tôi nói với nhau: "very impressive" (rất ấn tượng)!

Lát sau tôi thấy một nhân viên khác đi ra (chắc là người Nhật biết nói tiếng Trung), sau vài câu nói chuyện, lại thấy hai tay xuôi thẳng chạm đầu gối người cúi rạp xuống... chẳng mấy chốc vị khách nữ kia mặt giãn ra, kéo vali về đứng lại chỗ cũ. 

Quan sát câu chuyện từ đầu đến cuối ở khoảng cách hơn chục mét, tôi thầm nghĩ: "quyền lực mềm phát huy tác dụng"!

Khiêm cung không có nghĩa là "kém đẹp" hay thiếu tự tin mà lòng tự tin được dùng đúng lúc và cái đẹp được biểu hiện ở một chiều kích sâu bền hơn. Trong khi lòng tự tin đúng mực có thể làm lan truyền niềm tin cho những người xung quanh thì sự tự tin thái quá dễ bị rơi vào cái bẫy kiêu ngạo... Lằn ranh khá mỏng manh giữa tự tin và sự tự tin thái quá là điều mà chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ khi đi phỏng vấn xin việc làm, cần phải lưu tâm canh chỉnh thái độ hành vi của mình, để tránh gây những điều ngộ nhận đáng tiếc!

Trúc Nguyễn

------

(1), (2), (3): Tham khảo SGK dạy môn Đạo đức cho học sinh do Bộ Văn hóa Thể thao NB phát hành 2013.

Tôi đã chứng kiến truyền thông Nhật ứng xử trước thiên tai

Tôi đã chứng kiến truyền thông Nhật ứng xử trước thiên tai

Trong hoàn cảnh người dân đang gánh chịu thảm họa, việc họ ngừng phát các chương trình giải trí sẽ gây thiệt hại kinh tế tức thời, nhưng hành động đó là trách nhiệm của “người trong một nước”.

Giám đốc Nhật cúi đầu: Người Việt ngưỡng mộ nhưng ngại thực hành

Giám đốc Nhật cúi đầu: Người Việt ngưỡng mộ nhưng ngại thực hành

Nhiều người Việt bày tỏ sự khâm phục trước hình ảnh ông giám đốc người Nhật cúi mình trong mưa hàng giờ để cám ơn khách hàng. Nhưng ai sẽ làm như ông ấy? 

Từ vụ Khaisilk, chạnh lòng nghĩ đến doanh nhân Nhật

Từ vụ Khaisilk, chạnh lòng nghĩ đến doanh nhân Nhật

Việc Khaisilk hàng chục năm “treo lụa Việt bán lụa Tàu” khiến tôi chạnh lòng nghĩ đến triết lý “ba bên cùng có lợi” (Sanpo-yoshi) trong kinh doanh của người Nhật.   

Nước Nhật giàu mạnh đâu bởi vì bỏ lịch Âm, ăn Tết Tây

Nước Nhật giàu mạnh đâu bởi vì bỏ lịch Âm, ăn Tết Tây

Sự giàu mạnh, văn minh của Nhật Bản có được là nhờ tác dụng cộng hưởng của nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ đơn giản là chuyện đổi lịch.

Người Việt trầm trồ, đỏ mặt vì người Nhật rồi… để đấy?

Người Việt trầm trồ, đỏ mặt vì người Nhật rồi… để đấy?

Nếu chỉ dừng lại ở mức trầm trồ và thán phục, có lẽ 100 năm sau, con cháu chúng ta sẽ vẫn còn ngạc nhiên trước người Nhật hệt như tiền nhân từ hơn một thế kỷ trước.

Trật tự kinh ngạc trong thảm họa: Không phải vì người Nhật ‘tốt’

Trật tự kinh ngạc trong thảm họa: Không phải vì người Nhật ‘tốt’

Người Việt chúng ta, vốn hàng ngày phải điên đầu với nạn kẹt xe, chen lấn, giành giật, khi chứng kiến những sự thật trên, hẳn sẽ đặt ra câu hỏi “Tại sao người Nhật có thể làm như vậy?”.