Sau khi các nhà đầu tư BOT đề xuất rút lại thông báo dừng thu phí do Tổng cục Đường bộ ban hành, trong cuộc họp về thu phí không dừng sáng 8/7, Thứ trưởng GTVT Lê Đình Thọ yêu lãnh đạo Tổng cục nghiên cứu rút lại thông báo tạm dừng thu phí tại 4 dự án BOT.

Văn bản yêu cầu tạm dừng 4 trạm BOT được Tổng cục Đường bộ VN đưa ra hôm 5/7 khi các nhà đầu tư chưa ký phụ lục hợp đồng thu phí không dừng (ETC).

4 dự án BOT bị tạm dừng thu phí gồm 3 trạm trên QL1: Trạm thu phí Cần Thơ-Phụng Hiệp (Công ty TNHH BOT Cần Thơ- Phụng Hiệp); Bắc Hải Vân (Công ty CP Phước Tượng Phú Gia BOT); Cam Thịnh (Công ty TNHH Đầu tư 194 BOT QL 1-Cam Ranh) và trạm thu phí đoạn qua TP. Pleiku đến Cầu 110 (Công ty CP BOT&BT Đức Long Gia Lai).

{keywords}

Bộ GTVT cho biết đang tiết tục đàm phán với nhà đầu tư để ký hết phụ lục hợp đồng với 77 nhà đầu tư

Đại diện các doanh nghiệp BOT này cho rằng, họ đã ký phụ lục hợp đồng thu phí không dừng từ 1-2 năm trước và đang thu phí ổn định.

Ông Phạm Văn Thưởng, Phó giám đốc công ty BOT Cam Thịnh cho biết, thực tế nhà đầu tư đã ký phụ lục hợp đồng với Bộ GTVT năm 2017. Tiếp đó ký quy chế phối hợp với đơn vị thu phí không dừng VETC từ 2017. Hoạt động thu phí không dừng từ đó đến nay vẫn trơn tru, nhưng vừa rồi Tổng cục bất ngờ yêu cầu dừng thu phí do không ký phụ lục.

"Đây là sự nhầm lẫn của cơ quan quản lý nhà nước. Việc này gây khó khăn cho chúng tôi vì lái xe họ nắm thông tin dừng thu phí để gây rối trật tự. Ngay với sở GTVT địa phương chúng tôi cũng phải làm công tác dân vận giải thích cho họ hiểu sau khi Tổng cục yêu cầu dừng thu phí", ông Thưởng nói.

Tuy nhiên, đại diện Tổng cục Đường bộ cho rằng, việc ký hợp đồng các nhà đầu tư nêu ra là ký phụ lục hợp đồng không dừng lần một theo phương án dịch vụ phần trăm giữa BOT và ETC. Sau khi Chính phủ cho phép điều chỉnh tách cái của ETC riêng theo tỷ lệ doanh thu thực tế thì phải ký lại.

"Khi nguồn thu không đảm bảo cho nhà đầu tư ETC vận hành, quản lý thì phải trích theo phần trăm doanh thu. Theo chỉ đạo tại văn bản 1317 của Thủ tướng, Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ký phụ lục hợp đồng với 77 nhà đầu tư BOT để thống nhất pháp lý triển khai nên việc ký phụ lục lại là bắt buộc", đại diện Tổng cục nói rõ.

Ông Uông Việt Dũng, phó Chánh văn phòng Bộ GTVT cho biết, Bộ sẽ tiếp tục đàm phán với các nhà đầu tư để đảm bảo quyền lợi cho các bên, không gây ảnh hưởng kinh doanh cho các nhà đầu tư.

Ngay trong chiều nay Bộ đã đàm phán ký thành công phụ lục hợp đồng với Công ty cổ phần BOT&BT Đức Long Gia Lai. 3 nhà đầu tư còn lại sẽ tiếp tục đàm phán.

Phần trích lại cho ETC chưa hợp lý

Các doanh nghiệp BOT đồng tình với chủ trương thu phí không dừng nhưng các doanh nghiệp cho rằng, tỷ lệ mà họ phải trích lại cho ETC chưa hợp lý. 

Cụ thể, các dự án phải trích từ 2% đến 4,5%, thậm chí 7% doanh thu làn không dừng, trong khi với nhiều đơn vị thì doanh thu dự án BOT hiện nay chưa đủ trả lãi vay ngân hàng.

Một số chủ đầu tư phản ánh chi phí lắp đặt ETC khiến phương án tài chính của dự án tăng hàng trăm tỷ đồng và kéo dài thời gian thu phí 1-2 năm. Doanh nghiệp muốn tự đàm phán với ETC thay vì Bộ yêu cầu họ phải trả theo tỷ lệ doanh thu.  

Trước ý kiến này, ông Thọ yêu cầu các cơ quan chuyên môn của Bộ tính toán tỷ lệ lại, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa bên.

Thứ trưởng Thọ nói rõ, tỷ lệ trích hiện nay Bộ đưa ra chỉ là tạm tính, khi nào thanh quyết toán dự án thu phí không dừng mới có số liệu chính thức.   

Ông cũng khẳng định, nhà đầu tư BOT chỉ bàn giao một số làn thu phí cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng, tổ chức thu phí theo công nghệ ETC. 

Thu phí không dừng: Lãi ai hưởng?

Thu phí không dừng: Lãi ai hưởng?

Nhiều DN vận tải băn khoăn về số tiền nạp trong thẻ thu phí không dừng chưa được tính đến, trong khi lại mất phí chuyển khoản với ngân hàng.

Vũ Điệp