Các lớp tập huấn nhằm mục đích tiếp tục triển khai hiệu quả Dự án Bữa ăn học đường được ban hành theo Quyết định số 196 ngày 16/01/2017 của Bộ GD-ĐT, qua đó tăng cường hiệu quả công tác tổ chức bữa ăn bán trú đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng, an toàn thực phẩm tại các trường tiểu học có tổ chức bữa ăn bán trú trên địa bàn thành phố, với sự tham dự của hơn 600 đại biểu là đại diện từ các phòng GD-ĐT các quận, huyện, các Ban Giám hiệu các trường tiểu học, nhân viên phụ trách bếp ăn và nhân viên y tế của nhà trường.

tiểu học 1.jpg
 Ông Nguyễn Nho Huy - Phó Vụ trưởng - Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ GD-ĐT. Ảnh: Ajinomoto

Ông Nguyễn Nho Huy - Phó Vụ trưởng - Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh các trường tiểu học có tổ chức bữa ăn bán trú cần nắm rõ các nhiệm vụ và cách thức để triển khai Phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng”, từ đó giúp công việc lên thực đơn và chuẩn bị các suất ăn cho học sinh của nhà trường trở nên hiệu quả và khoa học hơn.

“Không chỉ các trường có bữa ăn bán trú, kể cả các trường không tổ chức bữa ăn tại trường mà có hợp đồng với các đối tác bên ngoài cũng phải có trách nhiệm làm việc với đối tác để làm sao đảm bảo được bữa ăn ngon, đúng dinh dưỡng cho các em" , ông Nguyễn Nho Huy nói.

tiểu học 2.jpg
 Toàn cảnh buổi tập huấn công tác tổ chức bữa ăn bán trú. Ảnh: Ajinomoto

Dự án Bữa ăn học đường do Công ty Ajinomoto Việt Nam phối hợp cùng Bộ GD-ĐT, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) thực hiện và triển khai tại các trường tiểu học bán trú trên quy mô toàn quốc từ năm 2017, với các nội dung hỗ trợ sự phát triển dinh dưỡng và sức khỏe cho học sinh tiểu học, gồm: “Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng”, Chương trình giáo dục dinh dưỡng “Ba phút thay đổi nhận thức” và “Bếp ăn mẫu bán trú” đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

tiểu học 3 a.jpg
 Hơn 2,2 triệu học sinh trên cả nước được thưởng thức bữa trưa cân bằng dinh dưỡng từ Dự án Bữa ăn học đường. Ảnh: Ajinomoto

Đến nay, Dự án đã được triển khai tại hơn 4.300 trường tiểu học bán trú các tỉnh thành toàn quốc, mang đến bữa ăn cân bằng dinh dưỡng và giáo dục kiến thức dinh dưỡng về thực phẩm cho hơn 2,2 triệu học sinh.

tiểu học 4.jpg
 Học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức dinh dưỡng qua áp phích “Ba phút thay đổi nhận thức”. Ảnh: Ajinomoto 

Theo bà Nguyễn Thị Bích Tuyền - Bếp trưởng bán trú Trường Tiểu học Trưng Trắc, quận 11, TP.HCM, thực đơn theo tuần của trường được xây dựng từ "Phần mềm Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng" thuộc Dự án Bữa ăn Học đường vào mỗi thứ 4 hằng tuần, sau đó, thực đơn sẽ được Ban Giám hiệu kiểm tra và phê duyệt, trước khi nhà trường đặt nguyên liệu vào thứ 6 và chia sẻ thực đơn đến cha mẹ học sinh vào ngày thứ 2 tuần sau.

Với mong muốn ngày càng có thêm nhiều trường tiểu học và học sinh được thụ hưởng các lợi ích từ dự án, từ cuối năm 2023, Dự án Bữa ăn học đường mở rộng đối tượng sử dụng Phần mềm Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đến các trường tiểu học cung cấp bữa trưa cho học sinh thông qua đơn vị cung cấp suất ăn, và các trường bán trú mới. Qua đó nhà trường và đơn vị cung cấp suất ăn mà nhà trường đang hợp tác sẽ được hướng dẫn sử dụng Phần mềm Xây dựng Thực đơn Cân bằng Dinh dưỡng và những công cụ, thông tin hỗ trợ thực hành dinh dưỡng đúng đắn từ Dự án Bữa ăn học đường, đóng góp vào việc chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe của các em học sinh tiểu học, từ đó góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cho thế hệ tương lai tại Việt Nam.  

Ngoài Dự án Bữa ăn học đường, Công ty Ajinomoto Việt Nam đang đẩy mạnh các sáng kiến giá trị, đóng góp cho sức khỏe và hạnh phúc của người Việt, hướng đến hiện thực hóa Mục đích tồn tại của công ty, trong đó có Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em, Dự án Khoai mì bền vững…

tiểu học 5.jpg
Dự án Khoai mì bền vững giúp tăng năng suất khoai mì, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Ảnh: Ajinomoto 

Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em mang đến giải pháp dinh dưỡng và sức khỏe cho bà mẹ mang thai, cho con bú và trẻ em dưới 60 tháng tuổi, góp phần cải thiện tầm vóc thế hệ tương lai. Chương trình hiện đang được triển khai trên toàn quốc với sự phối hợp của Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Bộ Y tế.

Đóng góp cho lĩnh vực nông nghiệp và môi trường, Dự án Khoai mì bền vững được triển khai từ năm 2023, giúp tăng năng suất khoai mì lên gần gấp đôi, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Phương pháp, kỹ thuật canh tác khoai mì tiên tiến từ Dự án cũng giúp giảm lượng khí CO2 ra môi trường tự nhiên so với quá trình canh tác truyền thống.

Nguồn: HTV9

Thanh Ngọc