Ảnh: EVN |
Như vậy, hiện tại TPHCM có 9.890 hệ thống điện mặt trời với tổng công suất 139,68MWp. Tính riêng năm nay, 4.339 hệ thống điện mặt trời được bổ sung có công suất 73,96MWp, đạt 180,39% so với cùng kỳ năm 2019 (41MWp). Sản lượng phát ngược lên lưới tính từ đầu năm 2020 là 38,38 triệu kWh, tương ứng với số tiền là 76,76 tỷ đồng (chưa tính sản lượng khách hàng tiêu thụ nội bộ).
Theo thông tin từ Báo chính phủ, có 252 dự án điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) có công suất từ 100kW đến 1.000kW đã đấu nối vào lưới điện với tổng công suất 96,24MWp; 92 dự án ĐMTMN có công suất từ 100kW đến 1000kW đã thỏa thuận đấu nối vào lưới điện nhưng chưa vào vận hành thương mại với tổng công suất 66,22MWp.
Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) cam kết đấu nối 100% công suất theo yêu cầu của khách hàng. Khi lắp đặt hệ thống ĐMTMN, tùy theo công suất lắp đặt, các nhà cung cấp cam kết hỗ trợ trực tiếp từ 350.000đ-615.000đ/kWp hoặc theo tỉ lệ phần trăm giá trị hệ thống lắp đặt.
Việc lắp đặt hệ thống ĐMTMN rất đơn giản, chi phí thấp, vừa bảo vệ môi trường vừa giúp khách hàng tiết kiệm tiền điện mỗi tháng. Sau khi đầu tư, lắp hệ thống công tơ hai chiều hòa vào lưới điện, khi thiếu người dân vẫn có thể mua điện của nhà nước, lúc thừa lại có thể bán điện mặt trời thu tiền. Ngành điện hiện đang rất khuyến khích người dân đầu tư điện mặt trời.
Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam giới thiệu nền tảng EVNSOLAR, triển khai từ ngày 9/9 để giúp khách hàng có nhu cầu lắp đặt ĐMTMN dễ dàng kết nối với nhà thầu lắp đặt uy tín, giá thành hợp lý cũng như với các ngân hàng và tổ chức tài chính cung cấp các giải pháp hỗ trợ tín dụng cho việc đầu tư lắp đặt ĐMTMN.
Hải Lam
Văn bản hướng dẫn điện mặt trời của Bộ Công thương có gì đáng lưu ý?
Công văn hướng dẫn Điện mặt trời mái nhà vừa được Bộ Công thương ban hành ngày 22/9, đưa ra một số lưu ý khi đầu tư vào nguồn điện này.