Ghi nhận của PV. VietNamNet chiều 26/7, nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại quận Bình Thạnh, quận 1 và quận 3 đã đóng cửa sớm. Nhân viên bên trong sắp xếp và thu dọn hàng hóa trên các kệ.

Tại cửa hàng Circle K nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thạnh), nhân viên đã chặn cửa ra vào và không đồng ý bán hàng cho khách tới mua từ 5h30. 

“Tôi tưởng giờ này vẫn chưa đến giờ cấm nên chạy ra mua ít đồ ai ngờ họ không bán nữa”, anh Hoàng Quốc Đại (quận Bình Thạnh) cho biết.

Trong khi đó, tại một cửa hàng thực phẩm gần đó, nhân viên cửa hàng cho biết, phải đóng cửa sớm để kịp về nhà theo quy định của chính quyền phường. 

{keywords}
 Siêu thị, cửa hàng tiện lợi đóng cửa sớm từ chiều 26/7

Hệ thống một số siêu thị, cửa hàng tiện lợi ở quận 1, quận 3 cũng trong tình trạng tương tự. Lượng người ra ngoài đi mua sắm giảm hẳn so với những ngày trước. 

Trước đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong thông báo quy định mới, từ 26/7, người dân TPHCM tuyệt đối không ra đường từ sau 18h đến 6h sáng hôm sau. Trong thời gian này, tất cả các hoạt động tạm dừng, trừ cấp cứu và điều phối phòng chống dịch bệnh.

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch các lực lượng gồm: công an, quân sự và chính quyền địa phương sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát 24/24; tái kiểm tra thường xuyên tại các khu dân cư và trên đường phố. Xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm, thậm chí tạm giữ hành chính trong trường hợp chống đối người thi hành công vụ.

Theo yêu cầu trên, Sở Công Thương TP.HCM cũng cho biết, hệ thống các siêu thị ngưng hoạt động theo đúng quy định chung từ chiều 26/7, từ 18h tới 6h sáng.

Trong khung giờ nói trên, liên quan đến cung ứng hàng hóa, các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu là một trong những trường hợp đặc biệt sẽ vẫn được phép lưu thông trên đường.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Loạt các siêu thị tại TP.HCM đóng cửa sớm

Yêu cầu hệ thống ATM phải hoạt động lên tục 24/7

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM vừa  có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng có chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn TP xây dựng phương án thu hẹp mạng lưới hoặc hoạt động luân phiên phù hợp, hiệu quả kể cả phương án “3 tại chỗ”.

Việc xây dựng, sắp xếp tổ chức hoạt động luân phiên và 3 tại chỗ đối với chi nhánh, phòng giao dịch cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp về dịch vụ ngân hàng trên địa bàn, khu vực khi có một địa điểm kinh doanh ngưng hoạt động, theo phương án hoạt động luân phiên để phòng chống dịch.

Nếu chi nhánh, phòng giao dịch tạm ngưng hoạt động theo phương án luân phiên, các tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông tin, đồng thời hướng dẫn khách hàng có nhu cầu về dịch vụ ngân hàng giao dịch, thanh toán... đến các điểm khác.

NHNNTP cũng yêu cầu tăng cường và mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tiếp tục triển khai tốt dịch vụ thanh toán trực tuyến, ví điện tử, internet banking,... Vì nhiều hoạt động kinh tế bị thu hẹp, nhu cầu hiện nay của người dân chủ yếu là thanh toán cho chi tiêu, do vậy các tổ chức tín dụng cũng phải làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ và duy trì hoạt động hệ thống ATM, đảm bảo hoạt động 24/7.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng chủ động các phương án nhân sự, đảm bảo nguồn nhân lực để duy trì hoạt động trong mọi tình huống. Đặc biệt, các lĩnh vực dịch vụ: thanh toán, chuyển tiền; ngân quỹ và công nghệ thông tin; công tác an ninh bảo vệ. Đây là các lĩnh vực luôn phải duy trì hoạt động trong mọi trường hợp, không chỉ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, doanh nghiệp mà còn liên quan đến sự vận hành thông suốt của hệ thống thanh toán trong toàn bộ nền kinh tế, cũng như an ninh tiền tệ quốc gia.

 Quảng Định

Thịt lợn dân bán tại chuồng 57 nghìn/kg, về Sài Gòn 200 nghìn/kg

Thịt lợn dân bán tại chuồng 57 nghìn/kg, về Sài Gòn 200 nghìn/kg

Giá cả các mặt hàng thiết yếu vẫn có sự biến động tại TP.HCM. Đặc biệt, trại chăn nuôi phản ánh tình trạng thương lái ép giá, mua giá thấp bán giá cao cho người tiêu dùng.