Trả lời thế nào về trang web bạn ưa thích
Câu hỏi phỏng vấn này không đơn giản như chúng ta nghĩ. Thay vì vội đánh giá phỏng vấn viên qua “vỏ ngoài” câu hỏi, bạn nên phân tích vì sao họ lại hỏi như vậy.
Phỏng vấn viên giàu kinh nghiệm luôn biết cách khai thác và nắm bắt nhiều thông tin sâu sắc về ứng viên qua vài câu hỏi rất đơn giản. Khả năng hiểu rõ ẩn ý của họ được mài giũa sắc bén qua quá trình dài làm nghề.
Những câu hỏi có vẻ ngoài đơn giản thường được thiết kế với mục đích đánh lừa ứng viên, khiến bạn khinh suất để khám phá cho được những điều bạn đang cố che giấu. Vì vậy, khi được hỏi “trang web yêu thích của bạn là gì”, hãy hiểu rằng nhà tuyển dụng đang muốn khai thác những thông tin sau đây:
Bạn thích dành thời gian rảnh vào đâu?
Khi nói trang web yêu thích của tôi là Facebook, Instagram hoặc TikTok, bạn cho thấy rằng mình thích những thứ mang tính giải trí cá nhân. Tận hưởng thời gian cho bản thân không xấu, nhưng điều này có thể bị phỏng vấn viên quy kết rằng bạn dễ có nguy cơ lãng phí thời gian vào những thứ này hơn là làm việc.
Bạn là người như thế nào?
Nếu bạn nói rằng tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu và viết câu trả lời trên Quora hoặc đọc những bài viết của WebMD hoặc Techcrunch, điều này cho thấy bạn là người thông minh và có xu hướng không ngừng nâng cao kiến thức. Phỏng vấn viên hẳn sẽ tin rằng bạn sẽ trở thành nhân viên biết chủ động tìm hiểu mọi thứ.
Đam mê của bạn là gì?
Nếu trong câu trả lời, bạn nhấn mạnh đến những trang web có nội dung liên quan tới địa điểm du lịch, các chuyến đi, chẳng hạn như Lonely Planet, điều này có thể tiết lộ với người nghe rằng bạn là người đam mê xê dịch. Bạn thích khám phá những điểm đến mới, những điều thú vị.
Mặc dù trải nghiệm thông qua các chuyến đi hay kỳ nghỉ có thể gia tăng tiềm năng trong công việc của bạn, tuy nhiên cách mà nhà tuyển dụng phản ứng với thông tin này sẽ bị giới hạn theo quan điểm và quá trình suy nghĩ của họ.
Bạn có cập nhật xu hướng và thời cuộc hay không?
Khi nói rằng “trang web yêu thích của tôi là HuffingtonPost”, Economic Times, hoặc BuzzFeed, bạn chỉ ra cho người phỏng vấn rằng bản thân mình rất quan tâm đến việc cập nhật thời sự, tin tức mới. Bạn luôn muốn nắm bắt các diễn biến xảy ra xung quanh mình, với những người bạn biết, và cả trên phạm vi thế giới.
Câu trả lời tối ưu
Gần như trong mọi trường hợp, người phỏng vấn đều sẽ có thể khám được đặc điểm tính cách của ứng viên bằng câu hỏi này.
Tất nhiên, nếu thực sự ngồi xuống tính toán thời gian tối đa bản thân dành cho các trang web, chúng ta đều sẽ phải thừa nhận rằng các lựa chọn như Instagram, Facebook, Twitter, Pinterest, YouTube và các nền tảng truyền thông xã hội khác chính là điểm dừng chân. Nhưng nên ý thức rằng, nếu bạn đưa những cái tên này vào câu trả lời, hình ảnh của bạn có thể trở nên kém chuyên nghiệp và khá tuỳ tiện trong cách tiếp cận.
Chúng ta không cần phải nói dối, nhưng nên lựa chọn để đề cập đến những mối quan tâm khác liên quan đến công việc, làm sáng tỏ nhiều điều về phẩm chất và cá tính của mình hơn. Do đó, sao lại không đề cập đến những trang web hữu ích và ít bị quy kết là giải trí hơn bằng những trang web này cũng mang tính giải trí, nhưng bao hàm trong đó khả năng cập nhật tin tức trên khắp thế giới. Thế nên, bằng cách đề cập đến các trang web như thế này, bạn có thể giới thiệu bản thân là một sự pha trộn thú vị giữa giải trí và giáo dục.
Tại Việt Nam, bạn cũng có thể ứng dụng tương tự cho cuộc phỏng vấn của mình bằng cách cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn thường thích cập nhật tin tức trên các trang báo điện tử phổ biến hoặc tham khảo nhiều thông tin trên các trang blog chuyên ngành về nhân sự, diễn đàn kinh tế hoặc các trang hỏi đáp khoa học.
Đây cũng là một gợi ý tốt để nhà tuyển dụng phác hoạ một chân dung bên trong bạn rõ nét hơn là chỉ đánh giá qua những yếu tố bên ngoài như trang phục dự phỏng vấn hay những câu chào hỏi khéo léo.
(Nguồn CareerBuilder.vn)