Tổng kết cuộc thi, Vụ trưởng Vụ Thư viện Vũ Dương Thúy Ngà nhấn mạnh, tiếp nối thành công của cuộc thi "Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương" năm 2019, cuộc thi "Đọc và tự học suốt đời theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh" năm 2020 được phát động từ tháng 8/2020 đã thành công trên nhiều phương diện.

Cuộc thi thu hút đông đảo người khiếm thị dự thi từ các độ tuổi và ngành, nghề khác nhau thuộc hơn 20 tỉnh, thành phố, với các bài viết được đánh máy dưới dạng chữ nổi, clip và dạng âm thanh.

{keywords}
Trao giải cho các thí sinh đoạt giải.

Trong đó, Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và TP.HCM là những địa phương có bài gửi dự thi nhiều nhất. Thí sinh nhiều tuổi nhất sinh năm 1942 và thí sinh ít tuổi nhất sinh năm 2006. Nhiều bài được đầu tư công phu từ những người có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Qua đề xuất từ các bài dự thi, BTC đã triển khai nhiều hoạt động vì người khiếm thị để giúp đối tượng này có điều kiện đọc và tự học suốt đời.

Ban tổ chức đã trao 50 giải thưởng cho các bài dự thi xuất sắc. Giải Nhất thuộc về ông Nguyễn Trung Thành (hội viên Hội Người mù tỉnh Nghệ An); 2 giải Nhì thuộc về các thí sinh Lê Thị Diệu Châu (Phó Chủ tịch Hội Người mù thành phố Đà Nẵng) và Lê Dương Thể Hạnh (tác giả cuốn sách Có một mặt trời không bao giờ tắt, Bình yên sau giông bão). Ngoài ra, còn có 6 giải Ba và 41 giải Khuyến khích.

Nhân dịp này, Hội Người mù Việt Nam đã tặng Kỷ niệm chương Vì hạnh phúc người mù cho bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện vì có nhiều hoạt động hỗ trợ và giúp đỡ người khiếm thị.

Tình Lê

Giải B Sách Quốc gia: Người xưa trọng lễ nghĩa, đặt tên hiệu cũng cầu kỳ

Giải B Sách Quốc gia: Người xưa trọng lễ nghĩa, đặt tên hiệu cũng cầu kỳ

Sách 'Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam' giải thích ngọn nguồn cách đặt tên tự, tên hiệu, biệt hiệu, đồng thời chỉ ra mối quan hệ, ý nghĩa và cách sử dụng chúng.