Rèn luyện thói quen quản lý tài chính tốt

Cùng với sự phát triển của xã hội, đang ngày càng có nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến việc rèn luyện các kỹ năng mềm cho trẻ từ độ tuổi mầm non, trong đó bao gồm cả cách quản lý tiền bạc. 

Sở dĩ cha mẹ đang là người phù hợp nhất để rèn luyện kiến thức về tài chính cho trẻ bởi mỗi lý thuyết đưa ra đều dễ dàng được minh họa, vận dụng trong thực tế sinh hoạt hàng ngày, giúp trẻ nhanh chóng tiếp thu và áp dụng.

Ở độ tuổi mẫu giáo, cha mẹ có thể tập cho con bắt đầu từ việc nuôi heo đất bằng tiền lì xì và đọc các con số của mệnh giá tiền, phân biệt tờ nào lớn hơn hoặc nhỏ hơn. 

Sacombank 1.jpg

Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở, với những giải thích, phân tích của cha mẹ, trẻ có thể đưa ra quyết định mua sắm món đồ nào cần thiết hơn, giúp trẻ hình thành thói quen suy nghĩ cẩn thận trước khi chi tiền. 

Theo các chuyên gia giáo dục học đường, khi con bước vào trung học phổ thông, trẻ có xu hướng đòi hỏi, so sánh với bạn bè, nên cha mẹ cần nghiêm khắc và hướng dẫn con cách tiết kiệm chủ động, cách tạo ra các “quỹ” để thực hiện kế hoạch mua sắm những thứ mà con ao ước, cho các dịp sinh nhật bạn bè hoặc để làm từ thiện… 

Tiết kiệm Phù Đổng - lan toả “bài học vỡ lòng” về tinh thần tiết kiệm 

Bên cạnh việc đồng hành cùng trẻ trong các giai đoạn trưởng thành bằng những bài học sinh động về quản lý tài chính, gần đây, các bậc phụ huynh còn có thêm một công cụ hữu ích để rèn luyện tính tiết kiệm cho con trẻ. Đó là các sản phẩm tiết kiệm dành cho trẻ được cung cấp bởi các ngân hàng mà Sacombank là một trong những ngân hàng tiên phong triển khai từ hơn 10 năm trước với Tiết kiệm Phù Đổng.

Sacombank 2.jpg

Đây được coi như là một hình thức “cấp tiến” của nuôi heo đất bởi những chú heo “Tiết kiệm Phù Đổng” không những được trẻ nuôi lớn bằng tiền tích góp mà còn được ngân hàng “vỗ béo” bằng lãi suất hấp dẫn. 

Nếu các hình thức gửi tiết kiệm thông thường chỉ dành cho người trưởng thành thì Tiết kiệm Phù Đổng được thiết kế dành riêng cho trẻ từ 0 - 15 tuổi. Tùy theo dự định và kế hoạch chi tiêu, ba mẹ và bé có thể chọn kỳ hạn ngắn là 6 tháng hoặc kỳ hạn dài từ 1 đến 5 năm. Các bé được đứng tên “chính chủ” trên các thẻ tiết kiệm nên sẽ được theo dõi quá trình “nuôi heo” và cảm thấy tự hào về thành quả mình đã làm được. 

Bất cứ khi nào trẻ dành dụm được 1 khoản tiền hoặc khi cha mẹ, người thân muốn thưởng cho trẻ đều có thể nộp vào tài khoản Phù Đổng. Sacombank không giới hạn số tiền và số lần nộp vào thẻ tiết kiệm. Không nhất thiết phải đến tận ngân hàng để nộp tiền, cha mẹ có thể nộp tiền thông qua ngân hàng điện tử (Internet Banking/Mobile Banking) hoặc ATM, thậm chí có thể ủy thác cho Sacombank tự động trích tiền từ tài khoản chỉ định vào tài khoản tiết kiệm Phù Đổng theo định kỳ. 

Ngoài khoản sinh lời bằng lãi suất, Tiết kiệm Phù Đổng còn tặng bé điểm thưởng để đổi quà. Mỗi 120.000 đồng tích lũy tương đương với 1 điểm thưởng. Đặc biệt, khi mở mới hoặc gửi thêm từ 1 triệu đồng trong tháng 6, các bé được tặng 100 điểm. Nếu kết quả cuối năm học đạt xuất sắc thì bé được tặng thêm 300 điểm và 200 điểm nếu đạt loại giỏi. Tùy theo số điểm tích lũy, bé có thể đổi được những phần quà như phiếu mua sắm, thiết bị gia đình, đồ dùng tiện ích… để tặng cha mẹ. 

Theo Sacombank, từ khi bắt đầu triển khai, sản phẩm Tiết kiệm Phù Đổng nhận được sự quan tâm và tham gia của đông đảo các bậc phụ huynh và các bé. Tính đến nay đã có gần 133.000 chú heo “Tiết kiệm Phù Đổng” được nuôi lớn, đồng nghĩa với từng đó bài học vỡ lòng về tiết kiệm đã được lan tỏa và thực hành.

Xuất phát từ tình yêu thương, từ kỳ vọng con trẻ sẽ khôn ngoan và trưởng thành trong tương lai, cùng với sự hỗ trợ của các công cụ tài chính thông minh, việc giáo dục tài chính và rèn luyện tính tiết kiệm cho trẻ sẽ không bao giờ là quá muộn.

Thế Định