1. Triều đại duy nhất nào có vua tử trận?

  • 0%
  • Trần
    0%
  • Hậu Lê
    0%
  • Nguyễn
    0%
Chính xác

Thời nhà Trần nổi tiếng với hào khí Đông A và những chiến tích oanh liệt trên chiến trường. Thế nhưng, đây cũng là triều đại có vị vua duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam tử trận trên chiến trường khi đang trị vì. Đó là vua Trần Duệ Tông (1336 – 1377), con thứ 11 của vua Trần Minh Tông và Đôn Từ Hoàng thái phi, em của vua Trần Nghệ Tông.

Ông được Trần Nghệ Tông truyền ngôi cho vào tháng 11/1372. Dù chỉ ở ngôi 4 năm nhưng thời gian trị vì, ông đã để lại nhiều ấn tượng về lòng quả cảm, đầy quyết đoán, ý thức tự lập, tự cường, mong muốn chấn hưng Đại Việt. Tuy nhiên, chính sự chủ quan đã khiến vị vua thứ 9 của nhà Trần sớm bỏ mạng khi đi đánh Chiên Thành, trở thành vị vua duy nhất trong sử Việt tử trận.

2. Ông bị ai lừa phải quyết thân chinh xung trận?

  • Trần Kiện
    0%
  • Đỗ Tử Bình
    0%
  • Hồ Quý Ly
    0%
  • Trần Văn Lộng
    0%
Chính xác

Năm 1376, chúa Chiêm là Chế Bồng Nga mang quân xâm lấn. Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình đi đánh, Chế Bồng Nga sợ hãi, xin dâng 10 mâm vàng tạ tội. Nhận vàng, Đỗ Tử Bình liền giấu vua Trần lấy làm của riêng, đồng thời bịa đặt Chế Bồng Nga vô lễ, cần phải đem quân đi hỏi tội. Duệ Tông tưởng thật, cất quân đi đánh Chiêm Thành ngay.

Sau khi đánh dẹp nhiều đồn lũy của đối phương, quân Trần vây thành Đồ Bàn - kinh đô vua Chiêm. Quân Chiêm bèn lập mưu cho người nói Chế Bồng Nga đã bỏ trốn và chấp nhận mất thành. Vua Duệ Tông trúng kế, ra lệnh tiến quân vào thành.

Khi quân Đại Việt đến chân thành thì quân Chiêm từ 4 phía đổ ra đánh. Đại quân của vua Duệ Tông vỡ trận đại bại, bản thân vua chết trong đám loạn quân.

3. Triều đại nào có tới 9 vị vua bị bức tử?

  • Tiền Lê
    0%
  • Hồ
    0%
  • Trần
    0%
  • Hậu Lê
    0%
Chính xác

Hậu Lê là triều đại phong kiến trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với 361 năm (1428-1789). Tuy vậy, nhà Hậu Lê chỉ nắm được thực quyền trong giai đoạn đầu. Kể từ sau khi bị nhà Mạc chiếm ngôi (1527), quyền lực rơi vào tay dòng họ Trịnh.

Tồn tại trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, nhà Hậu Lê luôn là tâm điểm của những cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến. Triều đại này có tới 9 vị vua bị thân vương, đại thần bức tử, bao gồm: Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông, Lê Cung Hoành, Lê Anh Tông, Lê Kính Tông, Lê Duy Phường.

4. Triều đại nào của nước ta không có Trạng nguyên?

  • 0%
  • Trần
    0%
  • 0%
  • Nguyễn
    0%
Chính xác

Để ổn định đất nước, nhà Nguyễn đã chú trọng việc tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài. Từ khi ra đời đến lúc suy tàn, triều Nguyễn tổ chức được 39 khoa thi. Tuy nhiên, sau 13 đời vua Nguyễn trong hơn 143 năm, nước Việt vẫn chưa có ai đỗ Trạng nguyên. Lý do là bởi triều Nguyễn yêu cầu người đỗ Trạng nguyên phải có bài thi đạt “mười phân vẹn mười” theo ý vua và ban giám khảo.

5. Triều đại nào lần đầu tiên đưa Toán vào nội dung thi cử?

  • Nguyễn
    0%
  • Trần
    0%
  • Hồ
    0%
  • 0%
Chính xác

Nhà Hồ (1400-1407) là triều đại đầu tiên của nước ta đưa Toán học vào nội dung thi cử. Dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhà Hồ đã có nhiều cải cách trong lĩnh vực giáo dục.

Năm 1396, Hồ Quý Ly cho sửa lại chế độ thi cử, đặt ra cấp thi hương (là người đầu tiên trong lịch sử đặt ra cấp thi này).

Ông cũng cho bỏ trường thi ám tả cổ văn thay bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường thi. Đến năm 1402, ông đặt thêm kỳ thứ 5 là phải thi viết chữ và làm toán. Sự mở đường cho Toán học bắt đầu từ đây.