1. Tỉnh nào có nhiều đồi núi nhất Việt Nam?

  • Lai Châu
    0%
  • Lạng Sơn
    0%
  • Nghệ An
    0%
  • Quảng Bình
    0%
Chính xác

Nghệ An là tỉnh có diện tích khoảng 16.490km2, rộng nhất cả nước với ba vùng sinh thái rõ rệt gồm miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Trong đó, đồi núi chiếm tới 83% diện tích toàn tỉnh. Nơi cao nhất là đỉnh Puxailaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2m so với mặt nước biển.

2. Tỉnh này có nhiều đỉnh núi cao nhất Việt Nam, đúng hay sai?

  • Đúng
    0%
  • Sai
    0%
Chính xác

Không phải Nghệ An, Lai Châu mới là tỉnh sở hữu nhiều đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình của tỉnh gồm những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Trong danh sách 10 đỉnh núi cao nhất nước ta, tỉnh Lai Châu có 6 đỉnh núi, bao gồm: Pu Si Lung (3.083m), Pu Ta Leng (3.049m), Khang Su Văn hay Phàn Liên San (3.012m), Tả Liên Sơn (2.996m), Pờ Ma Lung hay Bạch Mộc Lương (2.967m), Chung Nhía Vũ (2.918m).

3. Nghệ An đứng đầu về diện tích rừng nước ta, đúng hay sai?

  • Sai
    0%
  • Đúng
    0%
Chính xác

Theo công bố hiện trạng rừng toàn quốc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có hơn 14,8 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm hơn 10,1 triệu ha. Trong số các tỉnh có rừng trên cả nước, Nghệ An là tỉnh dẫn đầu về diện tích rừng với hơn 1 triệu ha, trong đó có 790.000ha là rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng.

4. Tỉnh này suýt trở thành kinh đô triều vua nào?

  • Lý Công Uẩn
    0%
  • Đinh Tiên Hoàng
    0%
  • Gia Long
    0%
  • Quang Trung
    0%
Chính xác

Trong lịch sử, Nghệ An nổi tiếng là nơi sinh ra nhiều vị tướng giỏi, giúp vua dựng nước. Đồng thời, Nghệ An cũng 2 lần được chọn làm kinh đô nước Việt dưới thời vua Mai Hắc Đế và Hoàng đế Quang Trung.

Phượng Hoàng Trung Đô là kinh thành do Hoàng đế Quang Trung xây dựng cạnh dòng sông Lam và núi Dũng Quyết, nay thuộc thành phố Vinh, Nghệ An.

Kinh thành được xây dựng năm 1788, thay thế cho kinh đô Phú Xuân. Tuy nhiên, khi Phượng Hoàng Trung Đô vừa xây xong, kế hoạch dời đô từ Phú Xuân (Huế) ra Vinh (Nghệ An) còn dang dở thì vua Quang Trung đột ngột băng hà. Vua Quang Toản sau đó nối ngôi cha, nhưng không giữ được ngai vàng. Khi Nguyễn Ánh lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Huế, Phượng Hoàng Trung Đô bị lãng quên. Qua thời gian, công trình chỉ còn lại một số dấu tích.

5. Dưới thời mua Minh Mạng, Nghệ An từng tách thành hai tỉnh nào?

  • Nghệ An, Thanh Hóa
    0%
  • Thanh Hóa, Hà Tĩnh
    0%
  • Hà Tĩnh, Nghệ An
    0%
Chính xác

Năm 1831, thời vua Minh Mạng, xứ Nghệ bị tách thành hai tỉnh Nghệ An (phía Bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (phía Nam sông Lam). Năm 1976, hai tỉnh hợp thành tỉnh Nghệ Tĩnh và đến năm 1991 lại tách thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay. Nghệ An hiện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Vinh, 3 thị xã là Cửa Lò, Thái Hòa, Hoàng Mai  và 17 huyện.